Theo Tima, khoản đầu tư này sẽ được sử dụng để mở rộng hoạt động ở các tỉnh, thành trên cả nước. Ngoài ra cũng để phát triển nhiều hơn về mặt công nghệ và nhân lực.
Belt Road Capital cho biết việc quyết định lựa chọn đầu tư vào startup fintech tại Việt Nam do tiềm năng của thị trường và với quy mô dân số hiện nay, trong 7 năm tới, Việt Nam sẽ là trung tâm thu hút các nhà đầu tư tài chính.
Trong khu vực, Belt Road Capital cũng đã công bố khoản đầu tư 4 triệu USD vào Unnitel, nhà cung cấp mạng ảo di động trong khu vực châu Á; 7 triệu USD vào Oway, một công ty taxi và du lịch hàng đầu tại Myanmar.
Tima đã đưa vào vận hành hệ thống trí tuệ nhân tạo, đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người đi vay. |
Tima tại Việt Nam đang hoạt động theo mô hình sàn kết nối tài chính, giúp kết nối người có nhu cầu vay với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cho vay.
Người có nhu cầu vay chỉ cần nhập thông tin cá nhân trong ứng dụng, hoặc trang web để có thể được xét duyệt khoản vay của mình.
Đến cuối năm 2017, dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đạt mức 47,84 tỷ USD. Do đó, tiềm năng cho các dịch vụ sàn kết nối tài chính vẫn còn rất lớn.
Tuy nhiên, các dịch vụ kết nối tài chính, hoạt động cho vay ngang hàng vẫn có những vấn đề. Cụ thể là vấn đề về lãi vay hoặc không đảm bảo được khả năng thanh toán của người đi vay với người cho vay.
Theo Tima, họ đã đưa vào vận hành hệ thống trí tuệ nhân tạo, đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người đi vay. Còn đối với người vay, startup này đã cung cấp gói bảo hiểm của VBI, cung cấp khả năng phòng ngừa rủi ro không thể hoàn trả khoản vay.
Trước đó, startup này cũng đã nhận được đầu tư từ quỹ G Capital và Dunearn Singapore Fund vào năm 2016.
Huyền Vũ