Cùng tham dự có lãnh đạo các Ban, đơn vị của Liên minh HTX Việt Nam, đại diện lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ILO, Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Hà Lan (Agritera), lãnh đạo Liên minh HTX 20 tỉnh, thành phố đại diện trong cả nước và các Liên hiệp HTX, HTX tiêu biểu.
Lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam và tổ chức ILO chủ trì hội thảo |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo nêu bật vai trò của hệ thống HTX ở Việt Nam trong chính thức hoá nền kinh tế phi chính thức. Khẳng định, Liên minh HTX Việt Nam là tổ chức đại diện của THT, HTX, Liên hiệp HTX ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTHT, HTX, mục tiêu phát triển KTHT, HTX giai đoạn 2018 – 2020 là thành lập mới ít nhất 5.000 THT, 2.300 HTX trở lên, xây dựng 1.000 HTX gắn với chuỗi giá trị; số lượng cán bộ HTX tham gia đào tạo, bồi dưỡng tăng 30%, thu nhập của thành viên tăng 15%; 100% cán bộ quản trị của HTX được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị HTX.
Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu tại hội thảo |
Thời gian qua, Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước triển khai nhiều hoạt động trong phát triển khu vực KTHT, HTX tại Việt Nam.
Trong quan hệ đối tác với tổ chức ILO tại Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam là 1 trong 3 tổ chức ba bên của Việt Nam, đại diện cho tổ chức sử dụng người lao động trong triển khai chương trình quốc gia việc làm bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể khẳng định, ILO là tổ chức quốc tế có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực lao động việc làm, thuộc hệ thống của Liên hợp quốc, đi đầu trong việc nghiên cứu về kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức.
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo trao đổi với tổ chức Agritera bên lề hội thảo |
Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, kinh tế phi chính thức tồn tại từ rất lâu và đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Kinh tế phi chính thức là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, tập hợp các đơn vị các đơn vị kinh tế sản xuất sản phẩm và dịch vụ, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được.
Việc chính thức hoá nền kinh tế phi chính thức là một trong những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của chương trình hợp tác quốc gia về việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021, đảm bảo môi trường thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh bền vững, tạo ra cơ hội việc làm có hiệu quả và thu nhập công bằng cho người dân Việt Nam, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc, mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội và giảm các hình thức việc làm không thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Các đại biểu toạ đàm bàn tròn cùng chủ toạ tại hội thảo |
Với 3 phiên hội thảo bởi các chủ đề: Thành lập HTX, THT theo Luật HTX hỗ trợ chính thức hoá khu vực phi chính thức; Vấn đề lao động, việc làm trong khu vực HTX; Lập kế hoạch để thực hiện Chương trình việc làm bền vững trong khu vực HTX, các đại biểu đã tham gia nhiều nội dung quan trọng nhằm đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện thể chế, qua đó từng bước chính thức hoá khu vực phi chính thức.
Các đại biểu cho rằng, nền kinh tế phi chính thức trong HTX thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng phải nâng cao hơn nữa để chính thức hoá nền kinh tế phi chính thức này, đồng thời có chính sách phù hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của phụ nữ, lao động nữ, nhất là trong khu vực HTX. Phụ nữ cần cù, chăm chỉ, chịu khó, tỷ mỉ, tiết kiệm, an toàn và bảo toàn vốn tốt hơn đàn ông.
Có những công việc chỉ có nữ làm như đan lát, thêu ren... do vậy cần phải có chính sách hỗ trợ đặc thù cho phụ nữ. Có chính sách giảm thuế đối với các HTX do phụ nữ làm chủ, phải coi vấn đề này giống như hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hỗ trợ vốn cho các HTX do phụ nữ làm chủ, có đề án thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Coi HTX là một loại hình hoạt động xã hội, làm cho họ thấy được lợi ích, sự cần thiết khi tham gia vào HTX thì mới thu hút phụ nữ tham gia vào HTX.
Ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Ở Việt Nam, cứ đơn vị nào có đăng ký hoạt động, lao động được hưởng lương và được đóng bảo hiểm là chính thức, còn lại là lao động không chính thức. Theo kết quả nghiên cứu về quy mô lao động do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, từ năm 2014 đến hết tháng 9/2019, lao động phi chính thức năm 2014 là 16 triệu, nhưng đến tháng 9/2019 là 18 triệu, nhưng tính theo tỷ lệ % là giảm, bởi dân số của Việt Nam tăng nhanh.
Vùng có tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất là khu vực Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Nếu chia theo nhóm tuổi từ 15 – 24; 25 – 54; 55 trở lên thì tỷ lệ từ 55 trở lên là lao động phi chính thức cao nhất; nếu xét về trình độ học vấn thì trình độ càng cao thì tỷ lệ lao động phi chính thức càng thấp và ngược lại. Về thu nhập bình quân thì lao động chính thức cao hơn lao động phi chính thức, bao gồm cả hai giới nam và nữ.
Bà Hồ Thị Quý, Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) phát biểu tại hội thảo |
Để bảo đảm việc làm, duy trì việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, ngoài sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các Luật có liên quan thì rất cần các chủ thể lao động có liên qua đang làm việc cho các HTX học tập, nâng cao trình độ và có kỹ năng nghề, có ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Trưởng Ban Hợp tác quốc tế Phạm Thị Hồng Yến phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu kết thúc hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cảm ơn các ý kiến tham luận để làm sáng tỏ các vấn đề về lao động chính thức, phi chính thức, thực trạng lao động trong HTX, nhất là vai trò của Liên minh HTX trong việc chuyển đổi từ phi chính thức sang chính thức, qua đó nâng cao đóng góp vào GDP quốc gia.
Chủ tịch Bảo nhấn mạnh một số việc cần làm là đầu tư nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cho phát triển HTX; ghi rõ các dịch vụ công mà Liên minh HTX làm, trong đó có vấn đề kiểm toán HTX; đề xuất tương hỗ hỗ trợ về bảo hiểm (thực chất là bảo hiểm Nhân thọ) trong HTX giống như Nhật Bản, đóng bảo hiểm tương hỗ, tín dụng tạo nên tính thanh khoản tốt, nâng cao thu nhập, gắn kết thành viên với nhau.
Trong các số liệu về HTX có rất nhiều số liệu khác nhau, nhất là lao động trong HTX, bởi người lao động trong HTX vừa là người chủ, vừa là người lao động nên rất khó phân định và cần có quy định rõ ràng. Phải xây dựng hệ thống kết nối thông tin giữa Liên minh HTX Việt Nam với các HTX, Liên minh đang triển khai.
Đề xuất chính phủ Uỷ thác nhiệm vụ thông tin thống kê cho Liên minh. Nâng cao kỹ năng lao động cho khu vực HTX theo chủ đề của từng năm. Phải kết nối chuỗi giá trị, kết nối nông dân với thị trường để tạo sự tăng trưởng bền vững, việc làm bền vững và thu nhập ổn định.
Tiến sĩ Valentina Barcucci, chuyên gia lao động của ILO phát biểu tại hội thảo |
Một số hình ảnh tại hội thảo
Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo trao đổi bên lề hội thảo với chuyên gia ILO |
Bà Phạm Thị Tố Oanh Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX phát biểu tại hội thảo |
Các đại biểu tham dự hội thảo |
Lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Tiến sĩ Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) phát biểu tại hội thảo |
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tham luận tại hội thảo |
Các dại biểu tham dự hội thảo |
Toàn cảnh hội thảo |
Phạm Duy