Cổ phiếu ngân hàng vừa có thể là nhóm cổ phiếu đầu tư giá trị và cả đầu cơ . |
Cũng theo ông Hưng, cổ phiếu ngân hàng hội tụ đủ 3 yếu tố để vừa là nhóm cổ phiếu đầu tư giá trị, vừa có thể đầu cơ.
Thứ nhất, cổ phiếu ngân hàng đang có mức tập trung vốn lớn nhất trong cơ cấu thanh khoản toàn thị trường với tỷ lệ gần 30%. Nhờ thanh khoản cao như vậy, với lượng vốn giải ngân lớn nhóm cổ phiếu ngân hàng luôn mặt trong danh mục của các quỹ đầu tư và các quỹ ETF nội.
Thứ hai, kể từ đầu năm, nhóm này đang bị tụt lại phía sau khi tỷ suất lợi nhuận bình quân vẫn âm 6,4% do VCB (-9,1%), BID (-15,5%), MBB (-17,3%), TCB (-15,92%)…, đã lấn át mức tăng của các cổ phiếu khác trong nhóm như: CTG (+12,44%), STB (+6,47%), ACB (+10,96%), VIB (+17,34%)...đã tạo nên vùng giá thấp cho “khẩu vị” của hầu hết các nhà đầu tư.
Cuối cùng là yếu tố xu hướng dịch chuyển từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ phiếu giá trị của dòng tiền. Cụ thể, các cổ phiếu ngân hàng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tái mở cửa nền kinh tế cũng như sự phục hồi của nền kinh tế, mặt khác nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm cổ phiếu giá trị, trong khi về định giá thì nhóm cổ phiếu giá trị đang bị định giá ở mức thấp so với nhóm cổ phiếu tăng trưởng đang được định giá quá cao trên toàn cầu.
Thực tế, do có tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng vẫn luôn là nhóm ngành có sức ảnh hưởng đến diễn biến của các chỉ số. Hiện, ngoại trừ P/B (thị giá cổ phiếu/ giá trị sổ sách) của BID và VCB lần lượt là 1,9 và 3,2 thì P/B của nhóm cổ phiếu đều đang ở quanh mức 1.
Dịch Covid-19 bùng phát đã tác động rất và làm chậm lại đà tăng trưởng của hầu hết các ngân hàng trong năm nay, cùng với đó là áp lực nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, các ngân hàng chất lượng tốt qua giai đoạn này sẽ có sự cách biệt ngày càng lớn hơn so với phần còn lại và cũng dễ vượt qua khủng hoảng tốt hơn nhờ chất lượng quản trị rủi ro tốt hơn. Sẽ cần có một thời gian tích lũy, nhưng kể từ quý IV/2020 ngành ngân hàng có thể khởi sắc trở lại.
N.L