Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào sân chơi thương mại thế giới bằng việc ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác. Đi kèm với các cơ hội từ các FTA này, việc phát sinh các tranh chấp và các phương thức giải quyết các tranh chấp là điều cần được đặc biệt quan tâm.
Ảnh minh họa |
Ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ: Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong khu vực và thế giới. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ để cải cách theo hướng kiến tạo nhiều hơn nữa nhằm xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh với nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, trong đó có việc hoàn thiện khung pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam đã trình bày nội dung cơ bản, các nguyên tắc của Quy tắc Hòa giải của VMC (Quy tắc VMC) và giới thiệu về thủ tục hòa giải vận hành theo Quy tắc VMC.
Theo đó, Bộ Quy tắc VMC được chắp bút bởi Tổ biên tập Quy tắc VMC với sự tham gia của các chuyên gia hòa giải của IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới giúp đảm bảo thủ tục hòa giải tại VMC sẽ đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc của một thủ tục hòa giải điển hình trên thế giới. Bộ Quy tắc cũng đã được góp ý chi tiết và kỹ lưỡng từ các chuyên gia về các thủ tục tố tụng tại Việt Nam để đảm bảo thủ tục hòa giải của VMC tuân thủ các khuôn khổ của Nghị định 22/NĐ-CP về Hòa giải thương mại và có thể vận hành tốt trong thực tiễn tại Việt Nam.
Công Trí