Đáng chú ý, nếu tính cả nhập khẩu sản phẩm từ thép đạt 835 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu thép và sản phẩm từ thép trong 2 tháng đã đạt xấp xỉ 3 tỷ USD.
Giá sắt thép thế giới gần đây tăng mạnh khiến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 tăng 34,5% dù sản lượng giảm 10,1% (Ảnh: Int) |
Các chuyên gia cho biết, căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiều loại nguyên liệu, trong đó có sắt thép tăng rất mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 5,4%. Nhu cầu thép của thế giới hiện vẫn tăng mạnh trong khi nguồn cung không thể đáp ứng đủ thị trường.
Do Ukraine và Nga là những nhà xuất khẩu nguyên liệu sắt quan trọng trên thế giới, nên căng thẳng giữa hai nước này dự báo cũng sẽ ảnh hưởng đến giá quặng sắt trong thời gian tới.
Trước đó, kim ngạch nhập khẩu sắt thép trong năm 2021 cũng đã lập kỷ lục, với giá trị nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đều tăng mạnh so với năm 2020. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 12,31 triệu tấn sắt thép, giá trị 11,52 tỷ USD, tuy giảm 7% về lượng nhưng lại tăng tới 42,8% về kim ngạch so với năm 2020. Nguyên nhân là giá trung bình nhập khẩu sắt thép năm 2021 lên tới 935,8 USD/tấn, tăng 53,8% so với năm 2020.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm 40,3% tổng lượng và 38% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam. Cụ thể, sản lượng đạt 4,96 triệu tấn, tăng 32% so với năm 2020; kim ngạch 4,38 tỷ USD, tăng 79,9%; giá trung bình 882,2 USD/tấn, tăng 36,3%.
Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với sản lượng 1,89 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD, giá trung bình 913,6 USD/tấn, giảm 22,8% về lượng nhưng tăng 23,8% về kim ngạch, tăng 60,3% về giá.
Thị trường Hàn Quốc đứng thứ ba, đạt 1,48 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD, giá trung bình 1.074 USD/tấn, giảm 16,5% về lượng, tăng 24,4% về kim ngạch, tăng 49% về giá.
Đức Nguyễn