Trong đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm phần lớn với số lượng mở mới 270.011 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức mở mới 206 tài khoản.
Tính chung 3 tháng đầu năm có 675.000 nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.
Tháng 3/2022, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đạt 270.217 tài khoản. |
Luỹ kế tính tới 31/3/2022, tổng số lượng tài khoản cá nhân đã được mở mới là gần 5 triệu đơn vị. Trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 4,93 triệu tài khoản, nhà đầu tư tổ chức trong nước chiếm 13.511 tài khoản.
Tổng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 40.511, trong đó nhà đầu tư cá nhân chiếm 36.313 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức chiếm 4.198 tài khoản.
Như vậy, tổng số tài khoản mở mới tính đến cuối tháng 3 theo ước lượng đạt xấp xỉ 5% dân số. So với kế hoạch của Chính phủ là mục tiêu đến năm 2025 đạt 5% dân số đầu tư vào chứng khoán thì tỷ lệ này đã đạt được sớm hơn 3 năm.
Năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới của cả 4 năm trước đó cộng lại (tổng lượng tài khoản mở mới trong 4 năm 2017, 2018, 2019 và 2020 đạt 1,04 triệu tài khoản).
Lũy kế đến thời điểm cuối năm 2021, cả nước có trên 4,3 triệu tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước, tương đương khoảng 4,4% dân số. Tính đến ngày 28/12/2021, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729.000 tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020.
Theo SSI Research, thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua tháng 3 và quý đầu tiên của năm 2022 đầy biến động và có thể thấy các nhịp biến động ngắn hạn trên thị trường đều được nhanh chóng cân bằng giúp thị trường giữ vững mức điểm số so với thời điểm cuối năm 2021.
Có thể thấy, nhà đầu tư đang đẩy mạnh giao dịch trở lại do thị trường đã dần bước vào giai đoạn ổn định hơn khi động thái tăng lãi suất lần đầu của FED và xung đột tại Ukraine đã phần nào phản ánh vào giá.
“Tâm điểm của thị trường đang hướng đến kết quả kinh quý I/2022 và kế hoạch định hướng năm 2022”, SSI Research nhận định.
C.Giang