Châu Âu, Nhật hợp tác để cạnh tranh với Trung Quốc về 5G |
Dự án này đặt mục tiêu vượt qua các công ty Trung Quốc, cụ thể Huawei Technologies, trong mảng không dây khi mà Trung Quốc đang cố gắng đứng đầu thế giới về công nghệ 5G và việc ứng dụng nó.
Dẫn đầu bởi giáo sư đại học Waseda - ông Tetsuya Kawanishi, dự án này có sự tham gia của đại học Stuttgart (Đức), công ty điện tử Nhật NEC, hãng viễn thông Deutsche Telekom và nhiều học giả, doanh nhân cũng như nhiều cơ quan khác.
Khi thế hệ mạng lưới di động đầu tiên chính thức khởi động vào thập niên 1980, chỉ trong vòng 1 thập kỷ đã có thêm quá nhiều sự mới mẻ. Theo bộ phụ trách các vấn đề truyền thông của Nhật, tốc độ truyền tải dữ liệu của mạng di động đã tăng khoảng 10.000 lần trong 30 năm đầu tiên.
Việc triển khai mạng 5G, hoặc còn gọi là công nghệ mạng thế hệ thứ 5, được khởi động vào năm ngoái. Các nhà nghiên cứu dự án đang đặt mục tiêu giới thiệu toàn bộ công nghệ mạng mới nhất vào năm 2030.
Dự án này đặt mục tiêu cung cấp mạng viễn thông với tốc độ truyền tải tối đa, cao gấp 10 lần so với tốc độ băng thông sử dụng trong mạng 5G.
Nguồn vốn cho dự án nghiên cứu này được cung cấp bởi Horizon 2020, cơ quan nghiên cứu lớn nhất thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Viện quốc gia về vấn đề thông tin và truyền thông của Nhật.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm mạng không dây tại Đức, cố gắng truyền tải tốc độ dữ liệu ở tốc độ đạt 80% so với tốc độ kỳ vọng. Giờ đây, họ sẽ tập trung vào tăng khoảng cách và tốc độ truyền tải dữ liệu lên mức độ phù hợp với việc thương mại hóa công nghệ.
Thị trường toàn cầu của các mạng phát sóng di động hiện đang được thống trị bởi 3 nhà sản xuất. Theo IHS Markit, Huawei nắm thị phần lớn nhất, 27,9% thị phần các trạm phát sóng, sau đó đến Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Fujitsu và NEC của Nhật chỉ nắm chưa đến 1%.
Lê Minh