Doanh nghiệp bất động sản lớn thứ năm của Việt Nam theo giá trị thị trường đã bị ảnh hưởng nặng nề trước việc siết chặt các quy định về phát hành và tái cấp vốn trái phiếu doanh nghiệp. Điều đó đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trong khi các công ty bất động sản đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa bất động sản cao cấp.
Cho đến thời điểm hiện nay, Novaland đã không thanh toán 3 trong số các trái phiếu trong nước và phải đối mặt với các nghĩa vụ trả nợ tiếp theo trị giá khoảng 14 nghìn tỷ đồng cho 31 đợt phát hành trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm nay.
Tháng trước, công ty kiểm toán PwC đã bày tỏ “sự nghi ngờ đáng kể” về khả năng “hoạt động liên tục” của công ty.
Doanh nghiệp bất động sản lớn thứ năm của Việt Nam theo giá trị thị trường đã bị ảnh hưởng nặng nề trước việc siết chặt các quy định về phát hành và tái cấp vốn trái phiếu doanh nghiệp. |
Một số cá nhân cho rằng công ty đang nỗ lực đàm phán với các chủ nợ nước ngoài nhằm giảm bớt áp lực trả nợ. Họ từ chối tiết lộ danh tính vì thông tin không được công khai.
Một trong những nguồn tin cho biết tổng số nợ mà NovaLand nợ các chủ nợ nước ngoài vào cuối năm lên tới khoảng 1 tỷ USD, bao gồm cả trái phiếu cũng như các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.
Được biết, đầu tháng 6/2022, Novaland đã phát ra thông báo chào bán thành công 5.543 trái phiếu chuyển đổi và 231 trái phiếu kèm chứng quyền với tổng giá trị 5.774 tỷ đồng cho hai nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, Dallas Vietnam Gamma Ltd đã mua vào 4.435 trái phiếu chuyển đổi và 185 trái phiếu kèm chứng quyền; Credit Suisse AG Singapore Branch mua 1.108 trái phiếu chuyển đổi và 46 trái phiếu kèm chứng quyền.
Trong tổng nợ của Novaland tính đến thời điểm 31/12/2022, nợ ngân hàng 11.019 tỷ đồng, nợ phát hành trái phiếu 44.169 tỷ đồng và vay bên thứ ba là 10.079 tỷ đồng. Đối với các khoản vay ngân hàng, Novaland còn dư nợ gần 3.400 tỷ đồng vay ngắn hạn và hơn 7.600 tỷ đồng vay dài hạn.
Cụ thể, khoản vay Credit Suisse AG chi nhánh Singapore hơn 1.900 tỷ đồng ngắn hạn; Vietnam Joint Stock Commercia hơn 474 tỷ đồng dài hạn; Maybank International Labuan Brach hơn 474 tỷ đồng, Deutsche lnvestitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH hơn 304 tỷ đồng, The Hongkong and Sanghai Bankong gần 190 tỷ đồng ngắn hạn…
Đối với các khoản vay ngân hàng trong nước bao gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (mã: MBB) cho NVL vay 3.100 tỷ đồng nợ dài hạn và 150 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) có dư nợ dài hạn 1.956 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn 212 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) có dư nợ dài hạn 1.050 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn 500 tỷ đồng. Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) có dư nợ vay dài hạn hơn 337 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) còn dư nợ vay ngắn hạn hơn 205 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (Vietcombank, mã: VCB) có dư nợ ngắn hạn 157 tỷ đồng…
Thành An