Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng trên HNX của cổ phiếu DPC là 13/5, và ngày hủy niêm yết là 14. Nguyên nhân là do lỗ lũy kế của Nhựa Đà Nẵng tại ngày 31/12/2023 vượt quá vốn điều lệ thực góp, vi phạm quy định của HNX. Cụ thể, 2.237.280 cổ phiếu DPC sẽ bị hủy niêm yết, giá trị theo mệnh giá là 22,37 tỷ đồng.
Cổ phiếu DPC bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 14/4. |
Được biết, Nhựa Đà Nẵng được thành lập năm 1976, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm ngành nhựa. Cổ phiếu DPC niêm yết lần đầu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vào năm 2001. Sau đó, DPC chuyển sang niêm yết tại HNX vào tháng 6/2009.
Trước đó, ngày 15/3/2024, cổ phiếu DPC bị HNX đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty là số âm. Đây là kết quả của việc công ty thua lỗ trong năm 2023, khiến số lỗ lũy kế ngày càng cao.
Nhựa Đà Nẵng cho biết kết quả kinh doanh không tích cực là do nhiều yếu tố như: thị trường khó khăn, cạnh tranh gay gắt, thương hiệu chưa tiếp cận được khách hàng, thiếu hụt dòng tiền và các giải pháp với các bên liên quan chưa hiệu quả.
Mặc dù doanh thu năm 2023 của Nhựa Đà Nẵng tăng so với năm 2022, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn âm. Giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng và các chi phí khác đã khiến lợi nhuận sau thuế của công ty rơi vào mức âm 7,3 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 15,6 tỷ đồng của năm 2022.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính của Nhựa Đà Nẵng cũng đang gặp nhiều khó khăn. Tiền mặt của công ty đã giảm gần một nửa so với đầu năm 2023, xuống chỉ còn 1,3 tỷ đồng. Quy mô tài sản cũng thu hẹp đáng kể, từ 82,5 tỷ đồng đầu năm xuống còn 74,7 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2023. Nợ phải trả của công ty ở mức cao, gấp đôi vốn chủ sở hữu, đạt 48,3 tỷ đồng.
Trên thị trường, đáng chú ý, kết phiên 17/4, ngược dòng thị trường, cổ phiếu DPC đột ngột tăng trần lên mức 8.500 đồng/cp (+8,97%). Đây là phiên tăng hiếm hoi của cổ phiếu này sau nhiều phiên liên tiếp đi ngang hoặc giảm.
Châu Anh