Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với chính sách tôn giáo vùng đồng bào DTTS trong phát triển KTTT, HTX vùng Tây Bắc
Việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tín đồ tôn giáo vùng DTTS nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp khu vực miền núi phía Bắc, trong đó có Tây Bắc trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Qua đó, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Nhiều HTX đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa ngành nghề, sản xuất an toàn, theo chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra theo quy trình tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm chất lượng, được chứng nhận OCOP, VietGAP đáp ứng yêu cầu thị trường.
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của tín đồ tôn giáo vùng DTTS khu vực KTTT, HTX các tỉnh khu vực Tây Bắc duy trì tương đối ổn định.
Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt các tỉnh khu vực Tây Bắc
Ngoài cây lúa, tín đồ tôn giáo vùng DTTS khu vực KTTT, HTX Tây Bắc đã trở thành vùng sản xuất ngô hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt riêng tỉnh Sơn La, với diện tích canh tác ngô hàng năm giao động 150 - 160 nghìn ha, sản lượng đạt gần 660 nghìn tấn. Khu vực Tây Bắc đóng góp khoảng 27% diện tích và khoảng 22% sản lượng ngô của cả nước.
Ngoài cây lương thực có hạt, các tôn giáo phát triển HTX vùng DTTS tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn duy trì canh tác cây lương thực lấy củ, gồm khoai lang và sắn, tuy nhiên diện tích và sản lượng không nhiều. Các loại cây trồng này không ảnh hưởng nhiều đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vì các cây trồng này thường được trồng tăng vụ, hoặc xen canh trong các hệ thống nông lâm kết hợp, nhằm làm nguồn thức ăn chăn nuôi.
Đặc biệt, Khu vực KTTT, HTX vùng DTTS của các tôn giáo khác nhau ở Tây Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế trong trồng trọt cả các loại cây ăn quả nhiệt đới và ôn đới. Các loại cây ăn quả được trồng chủ yếu gồm: xoài, chuối, dứa, cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, mận, mơ, táo… Ngoài ra, cây công nghiệp lâu năm của khu vực Tây Bắc tập trung vào một số loại cây trồng chủ yếu, gồm: chè, cà phê và cao su.
Có thể thấy, với cơ cấu cây ăn quả đa dạng, nhưng đa phần diện tích canh tác thiếu tập trung, do vậy cần quan tâm lựa chọn và định hướng phát triển cây ăn quả chủ lực cho từng huyện, tỉnh cho phù hợp với điều kiện đất đai, tiểu khí hậu và nhu cầu của thị trường địa phương và trong nước.
Vật nuôi nổi bật của tín đồ tôn giáo vùng DTTT khu vực KTTT, HTX các tỉnh khu vực Tây Bắc là con trâu, ngoài ra các loại vật nuôi khác như bò, lợn và gia cầm cũng ở mức hạn chế. Với lợi thế của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện kết hợp với khí hậu mát mẻ, các tín đồ tôn giáo vùng DTTS khu vực KTTT, HTX ở Tây Bắc có cơ hội phát triển nuôi thủy sản nói chung và đặc sản thủy sản nói riêng để đáp ứng nhu cầu nội vùng và trong nước.
Quy mô tổ chức sản xuất có ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, vật nuôi vì nó dẫn dắt việc sản xuất theo hướng hàng hóa hay tự cung - tự cấp. Trong định hướng sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất theo hướng trang trại rất cần thiết và là yếu tố ảnh hưởng đến định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trong đó gồm cả cơ cấu cây trồng vật nuôi. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao năng suất, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát huy lợi thế so sánh và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Để từng bước khắc phục những bất cập, tồn tại, tạo động lực cho phong trào HTX phát triển, nâng cao vai trò và đóng góp của hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn sâu rộng về pháp luật HTX, cho toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ Luật HTX năm 2012, cũng như vai trò và lợi ích của tổ chức HTX trong phát triển kinh tế - xã hội
Xây dựng các mô hình HTX hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên.
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với HTX, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển HTX
Khu vực Tây Bắc với nhiều lợi thế, tiềm năng cần đẩy mạnh phát triển liên kết chuỗi giữa nông dân và doanh nghiệp trong đó HTX làm nòng cốt để tổ chức thực hiện liên kết.
Ưu tiên những ngành hàng chủ lực có thế mạnh của khu vực như cá nước lạnh, dược liệu, gỗ, hoa quả…
Phát triển HTX, tổ hợp tác phải gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tổ chức liên kết sản xuất những sản phẩm đặc trưng làng xã gắn với phát triển du lịch theo lợi thế từng địa phương phát huy kiến thức bản địa, văn hóa truyền thống của nông dân.
Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc vùng cao, đặc biệt vùng DTTS theo các tôn giáo khác nhau sinh sống
Chính sách phát triển kinh tế vùng cao biên giới Tây Bắc phải gắn với hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đi đôi với việc bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”; đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí phục vụ nhu cầu văn hóa, đáp ứng đời sống tinh thần cho đồng bào vùng tôn giáo.
Cần tập trung giải quyết tốt đời sống kinh tế, văn hoá- xã hội ở vùng đồng bào đồng có đạo bằng thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội; Chương trình 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình quân dân y kết hợp,… Tập trung huy động nguồn nhân lực, vật lực cho đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào; ưu tiên đầu tư cho xoá đói, giảm nghèo và giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào.
Có thể thấy, hiện trạng cơ cấu cây trồng vật nuôi của tín đồ tôn giáo vùng đồng bào DTTS khu vực KTTT, HTX ở Tây Bắc đã có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh cao, cơ cấu cây ăn quả ôn đới còn rất hạn chế về diện tích và tính đa dạng sản phẩm, cơ cấu cây công nghiệp lâu năm có nhiều tiềm năng với các cây trồng như chè, cà phê, cao su... Cơ cấu vật nuôi cần tập trung vào chăn nuôi trâu thịt, các đối tượng khác như bò, lợn và gia cầm còn nhiều hạn chế, cơ cấu thủy sản rất nhỏ bé nhưng vẫn có nhiều tiềm năng phát triển.
Kim Yến