Mức phổ biến trung bình là 208.000 đồng, mức trung bình cao nhất là 343.000 đồng và thấp nhất là 124.000 đồng.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) |
Việc điều chỉnh lương tối thiểu ở các loại hình DN cũng khác nhau. Trong khi nhiều DN điều chỉnh cho tất cả người lao động thì một số DN chỉ điều chỉnh cho bộ phận thấp hơn lương tối thiểu, điều chỉnh chỉ để đóng bảo hiểm mà không điều chỉnh đơn giá sản phẩm nên tiền lương thực tế không tăng.Các DN siêu nhỏ dưới 10 lao động ở khu vực này không được thống kê báo cáo và khó kiểm soát.
Các DN FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) thường điều chỉnh tăng đồng đều cho tất cả người lao động sản xuất trực tiếp, mức tuyệt đối tương đương nhau, phổ biến từ 180.000 – 230.000 đồng/người. Các DN dân doanh chủ yếu thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu ở những nơi có số lượng lao động tương đối lớn.
Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và cổ phần hóa vốn nhà nước, về cơ bản đã thực hiện chính sách tiền lương và điều chỉnh lương tối thiểu vùng, nhưng vẫn còn khoảng 10% DNNN chưa điều chỉnh thang, bảng lương theo Nghị định 49/2013/NĐ–CP.
Một số DN không điều chỉnh vì đã có mức lương cơ bản trong thang bảng lương cao hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng như DN viễn thông, sản xuất chương trình truyền hình, xổ số kiết thiết, quản lý vốn.
Một số DN, chủ yếu là dịch vụ công ích như thủy nông, chiếu sáng, quản lý bảo dưỡng đường bộ tại địa phương vẫn đang áp dụng thang lương theo Nghị định 205/2004/NĐ–CP quy định cho DNNN trước đây, vì cho rằng quỹ lương ngân sách không tăng, nên khó khăn trong việc thực hiện.
Vũ Hồng