|
Chỉ cung cấp nội dung tập khi mua xe, hãng đã có thể bán được mỗi chiếc xe đạp với giá xấp xỉ 2.000 USD. |
Những chiếc xe đạp tập thể dục thường có một số phận buồn khi bị để bụi phủ ở góc gara. Peloton, một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Mountian View năm 2012, đã muốn tránh tình trạng bỏ rơi này bằng những nội dung video khiến cho người tập sử dụng thường xuyên hơn. Trên tay lái có một màn hình được thiết kế với kiểu dáng đẹp cho phép người tập có thể truy cập đến 14 bài tập phát trực tiếp từ một studio ở New York và một thư viện video gồm 6.000 bài tập thu sẵn, với giá 39 USD mỗi tháng.
Khuyến khích người tập
Hãng Peloton lấy cảm hứng từ phương pháp của SoulCycle, hãng số một của Mỹ về xe đạp trong nhà. Xe đạp được dùng làm phương tiện hỗ trợ cho những bài tập hoàn chỉnh, từ mông đến bụng bằng sự vận động của cánh tay và với sự hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp, tạo ra hứng thú cho người tập.
Peloton cũng làm điều tương tự, bằng cách kết hợp các bài tập thể hình theo phong cách Jane Fonda hiện đại: một huấn luyện viên trình diễn bài tập, gây cảm hứng cho hàng nghìn người tập ở ngay chính nhà của mình trong cùng thời gian đó. Trong suốt buổi tập, các huấn luyện viên thường xuyên khuyến khích, biểu dương những người tham gia tập qua màn hình gắn trên tay lái. Họ cũng được kết nối với nhau qua các mạng xã hội.
Hiệu quả hơn phòng tập thể thao
Ý tưởng nảy sinh trong đầu của John Foley, một huấn luyện viên chuyên nghiệp, đã từng là chủ tịch của hệ thống hiệu sách Barnes @ Nobles. Sau khi có đứa con đầu lòng, ông tìm cách làm thế nào để có thể theo dõi được các buổi tập thể thao trong khi bận rộn. Ông không hài lòng với lịch tập thường xuyên kín chỗ vào đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều ở các phòng tập thể thao, ông quyết định thực hiện ý tưởng “đạp xe tại nhà”.
Ông đã thuyết phục được các nhà đầu tư: doanh nghiệp khởi nghiệp của ông đã nhận được 450 USD đầu tư và vòng gọi vốn cuối cùng vào tháng 5/2017, ông đã có được 1,25 tỷ USD. Các quỹ đầu tư mạo hiểm bị thuyết phục bởi mô hình của ông hiệu quả hơn các phòng tập thể thao vì bằng cách phát các khóa học từ xa đã giảm được chi phí thuể địa điểm và chiêu sinh. Bán xe có kèm theo nội dung tập, công ty của ông vì thế có thể bán một chiếc xe đạp với giá 2.000 USD.
Doanh thu 400 triệu USD hàng năm
Ngày nay, hãng nhắm đến con số một triệu khách hàng mua xe đạp và theo những lớp học của hãng ở New York. Hãng cũng đạt được tỷ lệ giữ chân khách hàng rất cao “95% khách mua xe đều đăng ký học thường xuyên”, ông John Foley chia sẻ trên tờ New York Times. Chính vì lẽ đó mà doanh số của công ty đã đạt được 400 triệu USD năm 2017, tăng 135% trong một năm. Hãng hy vọng sẽ có lãi trong năm nay.
Từ đây, hãng bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm: tại Triển lãm điện tử tiêu dùng Las Vegas, hãng đã giới thiệu một máy chạy bộ với giá gần 4.000 USD. Bắt đầu tung ra thị trường vào mùa thu này, hãng đưa ra một bài tập nhà binh “boot cam” nặng hơn đạp xe. Hãng cũng tung ra bài tập B2C: hãng hợp tác với Westin để đặt xe đạp trong các phòng của chuỗi khách sạn. Hãng cũng được các hãng truyền hình quan tâm: NBC đã có hợp đồng hợp tác với Peloton trong thời gian diễn ra Olympic mùa đông nhằm phát trực tiếp các bài biểu diễn tại Hàn Quốc.
Cạnh tranh gay gắt
Các hãng khác trong cùng lĩnh vực đã không bỏ qua thành công này. Flywheel, nhà sản xuất xe đạp trong nhà với nửa triệu người trong cộng đồng đã phát hành nội dung video hướng dẫn của riêng mình vào tháng 11/2017. ClassPass, một dịch vụ cho phép tham gia vào nhiều phòng tập thể thao, cũng đã tự quay phim và phát các bài tập của mình từ một studio tại Brooklyn. Với những thanh thiếu niên mới lớn, Mirror đã dành ra 13 triệu USD vào tháng hai vừa qua để phát triển một màn hình gương để theo dõi các lớp yoga, bài tập giảm cân Pilates hoặc boxing.
Thùy Trang