Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chia sẻ như vậy tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đang diễn ra.
Ông Lộc đánh giá, Chính phủ kiến phủ kiến tạo đang là tinh thần xuyên suốt của Nghị quyết 35, thể chế nào thì doanh nhân đó, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá cao việc ban hành nghị quyết 35 của Chính phủ đã thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao của Chính phủ.
![]() |
Ông Lộc cho rằng DN cần nhất là hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng, cần nền hành chính thuận tiện, tư pháp bảo vệ an toàn
Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35 đã nhận được sự quan tâm của hầu hết các địa phương, DN với tinh thần trong "Chính phủ không có chỗ để bàn lùi". Thủ tướng đã làm được những việc ấm lòng và tiếp sức cho các DN.
Tuy nhiên, môi trường kinh doanh còn vô vàn khó khăn vướng mắc, những kết quả giải quyết được còn nhỏ so với nhiều vướng mắc còn tồn tại.
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chi phí kinh doanh trên nhiều chỉ tiêu vẫn cao nhất so với khu vực, kể cả chi phí chính thức và không chính thức.
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng giảm chi phí là cấp thiết, nhưng không phải là tất cả. Chúng ta nói nhiều về hỗ trợ, ưu đãi nhưng cần nhất không phải là hỗ trợ tài chính, nếu có hãy giúp nâng cao năng lực quản trị của DN chứ không trực tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, can thiệp hành chính vào thị trường, vào DN.
"DN cần nhất là hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng, cần nền hành chính thuận tiện, tư pháp bảo vệ an toàn. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính còn nhiều nhiêu khê. DN nơm nớp nỗi lo về thực hiện chính sách thiếu nhất quan theo kiểm "sớm nắng chiều mưa", "ông nói gà bà nói vịt". Nhiều khi DN đứng trước ngã ba đường....
Các cuộc khảo sát của VCCI cho thấy nhiều địa phương vẫn chưa tuân thủ thanh, kiểm tra DN. DN phải tiếp nhiều cuộc thanh tra trong một năm, 14% DN theo khảo sát của chúng tôi bị kiểm tra 4 lần trong một năm với cùng một nội dung.
Trước tình trạng này, Thủ tướng vừa có món quà cho cộng đồng DN hôm nay đó là chỉ thị của Thủ tướng về việc nghiêm cấm thanh kiểm tra cùng một nội dung.
Việc môi trường kinh doanh chậm cảii thiện, một mặt do chậm chễ trong cải cách thể chế. Chúng tôi biết ít nhất có 20 quy định đã rõ, chưa hợp lý và không được sửa đổi.
Điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm trong nghị định 87 yêu cầu cơ sở sản xuất phải có đầy đủ thiết bị như ép, đúc phun mũ phù hợp võ mũ, thiết bị dập, đinh tán để sản xuất chi tiết... Hay ở điều kiện đóng tàu cơ sở phải có đầy đủ máy cưa các loại, máy bào, máy đục, máy khoan...; hay điều kiện kinh doanh cấm cơ sở in không được hợp tác với cơ sở in khác để thực hiện chế bản, in gia công. Chúng ta đều hiểu, trong điều kiện sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu, DN cần phải có liên kết với hàng trăm hàng DN khác.
Tôi khẳng định: "Sản xuất máy bay Boeing cũng đang phải dựa trên cơ sở chi tiết làm ra tại hàng trăm cơ sở sản xuất ở hàng chục quốc gia, nếu quy định điều kiện kinh doanh như thế này đối với cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm hay đóng tàu của Việt Nam thì Boeing cũng bó tay vì không đáp ứng điều kiện kinh doanh này".
Tôi nghĩ một trong những nguyên nhân môi trường kinh doanh chưa cải thiện như kỳ vọng, dù có độ trễ thời gian là một số chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm túc. Tình trạng "trên bảo dưới không nghe, trên nóng dưới lạnh" vẫn diễn ra.
Chúng tôi đề nghị sau hội nghị Thủ tướng chính phủ ban hành một chỉ thị thúc đẩy Nghị quyết 35 làm rõ nhiệm vụ, mục tiêu đạt được trong năm nay, mỗi năm thủ tướng sẽ có chỉ thị như vậy để cụ thể hoá công việc.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ sớm nhân rộng các mô hình cải cách, trở thành động lực cho cải cách ở Việt Nam. Giải quyết kiến nghị của DN phải trên tinh thần đồng hành.
Lê Thuý