Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Con số này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ so với mức khoảng 100 USD/người khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào năm 1988 và hơn 1.000 USD/người khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, theo phân loại mới nhất của World Bank áp dụng từ 1/7/2023 đến 1/7/2024, Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Để thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần đạt thu nhập bình quân đầu người từ 4.516-14.005 USD/người. Với mức 4.347 USD/người hiện tại, Việt Nam cần thêm khoảng 200 USD để đạt ngưỡng này.
Với giả định tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6,5% và dân số tăng không nhiều, mỗi người dân Việt Nam có thể sẽ tăng thêm hơn 280 USD thu nhập bình quân đầu người, đủ để lọt vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao theo tiêu chí mới.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia duy trì tốc độ phát triển nhanh sau đại dịch COVID-19. |
Có thể nói, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng là sự cải cách kinh tế toàn diện. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cùng với đó, việc tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do, như CPTPP và EVFTA, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam còn tận dụng tốt những lợi thế về lao động dồi dào, chi phí thấp và vị trí địa lý thuận lợi. Các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế được phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng sản xuất và kinh doanh.
Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam làm điểm đến cho các nhà máy sản xuất, góp phần tạo ra hàng triệu việc làm và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp phụ trợ.
Mặc dù có những khó khăn và thách thức, như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế thế giới biến động, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng ấn tượng, chứng tỏ sự kiên định và quyết tâm của Chính phủ và người dân Việt Nam trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế bền vững.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia duy trì tốc độ phát triển rất nhanh sau đại dịch COVID-19. Nền kinh tế mở cửa, tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI. Đồng thời, Việt Nam cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là đối tác chiến lược toàn diện với nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ và Nhật Bản.
Theo đó, cuối năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã trình Quốc hội Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030 là trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao, với GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và quy mô dân số khoảng 105 triệu người. Đến năm 2050, mục tiêu là trở thành nước phát triển có thu nhập cao, với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 27.000-32.000 USD.
Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và sau đó là thu nhập cao. Một trong những thách thức lớn là duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Ngoài ra, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và cải thiện cơ sở hạ tầng cũng là những yếu tố quan trọng cần được chú trọng.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam có thể vượt Indonesia về GDP bình quân đầu người vào năm 2026, với mức 6.140 USD/người. Điều này sẽ đưa Việt Nam lên vị trí thứ 4 trong nhóm ASEAN-6, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Rõ ràng, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, đồng thời cải thiện các yếu tố kinh tế khác như đầu tư công và tư, cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Lê Hồng