Hình ảnh các tuabin gió phát điện ở tỉnh Bạc Liêu vào ngày 8 tháng 7 năm 2017. (Ảnh Reuters) |
Dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Reuters cho biết 75% trong số này sẽ dành cho các nhà máy điện mới, ưu tiên năng lượng tái tạo và 25% cho việc mở rộng lưới điện.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết Việt Nam sẽ tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho các dự án điện mới mà không nêu chi tiết.
Việt Nam là một trung tâm sản xuất trong khu vực và cần tăng công suất phát điện khoảng 10% mỗi năm để hỗ trợ nền kinh tế và dân số đang phát triển nhanh.
Ông An cho biết, Việt Nam đã cam kết trở thành trung hòa các-bon vào năm 2050 vào năm ngoái, sẽ nâng công suất gió ngoài khơi lên 7 gigawatt (GW) vào năm 2030 và lên 65 GW vào năm 2045, đồng thời cắt giảm tỷ trọng than trong cơ cấu năng lượng của mình.
Ông An nói: “Việt Nam sẽ không bổ sung các nhà máy nhiệt điện than mới vào quy hoạch tổng thể phát triển điện và sẽ chỉ tiếp tục các dự án than đang được xây dựng cho đến năm 2030.
Tháng trước, Bộ Công thương đã yêu cầu chính phủ loại bỏ các dự án than với tổng công suất trong tương lai là 14,12 GW khỏi quy hoạch tổng thể phát triển điện đang được soạn thảo.
Theo dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển điện mới nhất, tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tăng từ 76,6 GW vào cuối năm ngoái lên 121 GW vào năm 2030 và 284 GW vào năm 2045.
Trung Việt