Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành cuộc khảo sát điều tra thực tế, bằng nhiều phương pháp thích hợp, qua đó làm rõ vấn nạn chuyển giá với sự thừa nhận của chính DN FDI. Cuộc điều tra khảo sát này được thực hiện tại 13 tỉnh và TP với hơn 1.600 DN FDI (mang tính đại diện cho cộng đồng DN FDI) đến từ 49 quốc gia của vùng lãnh thổ đang hoạt động tại Việt Nam.
Đã tìm ra "đáp số"
Quy mô, cách thức điều tra khảo sát khá bài bản, có tính chuyên nghiệp cao. Kết quả từ cuộc điều tra được coi là thắng lợi lớn, bởi tìm ra những "đáp số" rất có giá trị, lần đầu tiên được xác định bằng các chỉ số cụ thể.
Bảng hỏi của VCCI dùng một kỹ thuật đặc biệt khi đưa ra câu hỏi để DN không có cảm giác mình đang bị hỏi về việc chuyển giá, do vậy, việc điền vào phiếu hoàn toàn là tự nhiên và rất "thật thà". Kết quả cho thấy, khoảng 20% DN FDI tham gia điều tra đã thực hiện việc chuyển lợi nhuận nhằm giảm gánh nặng thuế.
Chia nhóm DN FDI được hỏi theo mức lợi nhuận theo 4 nhóm với các mức lãi khác nhau, kết quả cho thấy: 65% nhóm DN có lãi trên 20%, 44,5% nhóm DN có lãi từ 10 - 20%, 12,3% nhóm DN lãi từ 5 - 10% và 9% nhóm DN lãi 0 - 5% đã thực hiện việc chuyển giá. Nghĩa là nhóm DN càng lãi cao thì số lượng DN chuyển giá càng nhiều.
Tài liệu từ cuộc điều tra khảo sát làm cho nhiều người sửng sốt khi được biết có gần 90% DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm "can tội" chuyển giá. Chỉ số này với DN trong lĩnh vực sản xuất dệt may chiếm gần 70%. Tuy có thấp hơn, nhưng DN FDI thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện ôtô thực hiện chuyển giá chiếm hơn 50%. Những ngành sản xuất có công nghệ độc quyền thuộc về DN FDI càng dễ phát sinh hành vi chuyển giá.
Tình trạng nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cao, hạ giá xuất khẩu (XK) xuống thấp để từ đó báo lỗ hoặc giảm lợi nhuận trên sổ sách (chuyển giá) nhằm trốn nộp thuế đang diễn ra ở một số DN FDI tại Việt Nam. Các DN có hiện tượng trên thường phổ biến nhất ở các ngành có nhiều tài sản vô hình là ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm không phổ biến trong nước, nên không có tiêu chí hay cơ sở để so sánh.
Ông Nguyễn Trọng Hạnh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM cho biết, một số DN FDI làm cả hai đầu là nâng chi phí đầu vào, tìm cách ép giá đầu ra xuống thấp và XK hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam qua một nước trung gian (những nước trung gian có thuế suất thấp), sau đó, từ công ty nước trung gian đưa hàng hóa vào châu Âu hay châu Mỹ.
![]() |
Con số này một lần nữa khiến người ta nhớ lại sự kiện đầu năm 2012, Tổng cục Thuế đã công bố một báo cáo cho biết 57% trong số 5.500 DN FDI được rà soát (chiếm khoảng 60% tổng số DN FDI) đã báo cáo lỗ ròng trong năm 2010 và 2011.
Cũng vào tháng 10/2012, Tổng cục Thuế công bố kết quả thanh, kiểm tra chuyển giá tại DN FDI tại một số tỉnh, TP phát hiện 122 DN FDI vi phạm các quy định về chuyển giá theo Thông tư 66/2010/TT-BTC (Thông tư 66) và yêu cầu nộp thuế bổ sung hơn 10 triệu USD. Trong danh sách đó có một số công ty nổi tiếng, bao gồm những công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới và các thương hiệu nổi tiếng như Cocacola.
Cần Luật Chống chuyển giá?
Theo phân tích nguyên nhân của tình trạng chuyển giá, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 (PCI 2013) cho rằng chính sách thuế của Việt Nam còn hạn chế và hay thay đổi. Vì vậy, cần điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: Xem xét lại các mức thuế suất áp dụng cho đối tượng liên quan; điều chỉnh thuế thu nhập DN theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính.
Bên cạnh đó, cần nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước, đồng thời, cần xem xét thực tế là các quy định, chính sách thuế hay thay đổi và nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Ts. Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) cho rằng, trước mắt, Việt Nam cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; thu hẹp các ưu đãi về thuế, cụ thể là hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế; chuyển giao quyền điều tra cho cơ quan thuế từ cấp Tổng cục và lâu dài đến cơ quan thuế cấp tỉnh, TP; hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, DN nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các DN.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Hạnh: "Chính sách thuế của Việt Nam so với khu vực không phải cao, vấn đề là làm sao để DN FDI không những không dám trốn thuế (vì sẽ bị phạt nặng) mà cũng không muốn trốn thuế. Để làm việc này, phải có sự đồng bộ, giao thoa của hệ thống các luật liên quan theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng", ông Hạnh nói.
---------------------------------
Cách tốt nhất là bịt những lỗ hổng chính sách
Gs.Ts. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN vốn đầu tư nước ngoài
------------------------------------
Có trường đại học của Mỹ còn dạy các DN cách thức khai thác những lỗ hổng của chính sách để trốn thuế. Như vậy, không nên xem chuyển giá như chuyện động trời, là phát hiện ghê gớm, và phải chấp nhận thực tế rằng đã và sẽ có hành động trốn thuế thông qua chuyển giá. Cách tốt nhất là làm thế nào các bộ có chức năng thu thuế có phản ứng nhanh nhạy hơn, phát hiện kịp thời và bịt những lỗ hổng chính sách để giảm bớt, chứ không bao giờ có thể triệt tiêu hết việc chống chuyển giá. Không nên vì chống chuyển giá mà kỳ thị các nhà đầu tư nước ngoài.
Không phải học cách quản lý của "ai" cả
Ts. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược
------------------------------------
Khả osá tcủ aVCCI la că ncư trê nchứ ng cứ .Tuy nhiê n, con so - theo tôi nghĩ, cũng chỉ có tính chất tương đối, thực tế có khi còn hơn. Đã đến lúc chúng ta không thể "làm ngơ" được nữa, và đặc biệ tkhô ng nê nđơn giả nhó asư việ c. Tô ihoàn toàn đồng ý về việc các DN FDI rất có kinh nghiệm trong việc "né" thuế, bởi thực tế DN nào một khi đã hoạt động kinh doanh đều muốn có lãi.
Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý loại hình DN này, mặc dù cũng đã có một số hoạt động nhằm kiểm soát hoạt động của DN FDI trong thời gian qua. Chính phủ mới đây cũng đã có quy định rà soát chặt chẽ hoạt động của họ. Ngoài ra, đã đến lúc, chúng ta phải kiện toàn lại hệ thống pháp luật để xử lý dứt điểm vấn đề này…
Nhiều quốc gia quanh chúng ta như: Thái Lan, Malaysia… đều đang quản lý khá tốt vấn đề này. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chúng ta không phải học cách quản lý của "ai" cả, mà có thể rút ra bài học từ chính mình. Thực ra, chúng ta biết hết, biết nhiều về việc các DN FDI chuyển giá, nhưng không làm, không xử lý mà thôi.
Cũng đến lúc cần phải xử lý
Ts. Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới
------------------------------------
Ở Việt Nam có nhiều lỗ hổng, các vấn đề đều giải quyết theo kiểu nội bộ, trong khi các nước khác tại Quốc hội, các nghị sĩ đưa ra thành vấn đề chất vấn. Phải có điều tra và điều tra độc lập, không phải Nhà nước đi điều tra như hiện nay, như vậy rất khó để có được kết quả điều tra chính xác. Chưa kể khi các DN FDI đến Việt Nam đều mang theo "quà" cho một số nhà quản lý nên đáp lại sẽ phải dễ dãi, không thể phạt họ được nữa dù biết họ sai.
Tuy nhiên, không nên vì hoạt động chuyển giá mà đánh giá thấp vai trò của DN FDI, song ở góc độ kinh tế, tôi cho rằng cũng đến lúc cần phải xử lý vì con số hàng chục phần trăm DN FDI chuyển giá là không bình thường, hành động này gây thất thu thuế, ảnh hưởng xấu tới các DN trong nước.
Việt Nguyễn