Cụ thể, tại tọa đàm "Tìm giải pháp căn cơ cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc" sáng ngày 27/1, ông Nam cho hay xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu liên quan đến sản phẩm trái cây, trong đó đa phần là trái cây tươi. Trong khi Lệnh 248, 249 không điều chỉnh thỏa thuận riêng. Vì vậy không có căn cứ nào nói nguyên nhân do 2 Lệnh trên.
Ùn tắc nông sản sang Trung Quốc. |
Liên quan tới vấn đề triển khai đáp ứng quy định Lệnh 248, 249, từ tháng 8/2020 Trung Quốc đã lấy ý kiến các thành viên WTO, các thành viên có quyền góp ý cho Quốc gia dự thảo văn bản đó để xem xét cho phù hợp. Đến tháng 4/2021, Trung Quốc ban hành Lệnh 248, 249. Và bắt đầu từ cuối tháng 4/2021, 2 Lệnh 248, 249 bắt đầu có hiệu lực. Ngay sau đó, văn phòng SPS Việt Nam khẳng định đã có thông báo rộng rãi cho các doanh nghiệp, địa phương để nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của 2 Lệnh này.
Cuối tháng 9/2021, Trung Quốc tiếp tục thông báo bắt buộc đăng ký thông qua cơ quan có thẩm quyền, sử dụng giải pháp “đồng quản trị quốc tế”. Riêng với nông sản của Việt Nam, Hải quan Trung Quốc cũng ưu tiên chỉ nộp hồ sơ gồm 3 loại giấy tờ thông qua cơ quan có thẩm quyền. Thực tế có nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ.
"Bộ NN&NPNT chỉ đạo và trực tiếp là văn phòng SPS Việt Nam đã ban hành 15 văn bản và thường xuyên liên lạc chặt chẽ với phía Hải Quan Trung Quốc và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Đến thời điểm này, Việt Nam đã được cấp 1448 mã sản phẩm, cỡ trên 1.200 doanh nghiệp", ông Nam cho hay.
Hiện, toàn bộ danh sách được cập thường xuyên, đồng thời Trung Quốc sẽ gửi danh sách các mã sản phẩm về văn phòng SPS Việt Nam, sau đó văn phòng SPS gửi về cơ quan có thẩm quyền, tiếp đó gửi về các doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT công ty CP Ameii Việt Nam, cho rằng cần nghiệp vụ thuần túy đảm bảo doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm được khách hàng chính thống chứ không thể để thương nhân sang tìm kiếm. Nhưng từ trước đến nay ở Việt Nam đa phần các thương nhân Trung Quốc sang làm việc và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam bị động.
Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc đã có hiệu lực, Ameii tiếp cận các cơ quan hải quan Trung Quốc để làm tờ khai nhanh, thuận lợi. "Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở trong nước đã nhờ chúng tôi khai hộ do không có nghiệp vụ, qua đây cho thấy các đơn vị này cần phải thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện quy trình tiếp cận để có thể làm công việc này thuận lợi, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bền vững hơn", ông nói.
Còn bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cảnh báo về việc xây dựng, quản lý mã số vùng trồng, hiện nay xảy ra tình trạng “mã mượn”, chỉ khi truy xuất nguồn gốc đước làm chuẩn chỉnh, mới có thể xuất khẩu.
Thy Lê