Trong đó, 1.238,1 triệu USD đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 58,9%); 472,09 triệu USD đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản (22,46%); 221,47 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực hành chính và dịch vụ công (10,54%); 52,5 triệu USD đầu tư vào bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô (2,5%)...
Năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và 21-22 tỷ USD vốn thực hiện. |
Việc chưa hết tháng 1/2022, thu hút FDI đã đạt được những tín hiệu lạc quan không phải không có cơ sở, bởi trước đó nhiều tổ chức tài chính đều dự báo lạc quan về triển vọng thu hút FDI và tăng GDP của Việt Nam. Đơn cử, IMF, WB, ADB nhận định khá lạc quan về triển vọng khôi phục và phát triển kinh tế Việt Nam năm 2022, tốc độ tăng GDP đạt 6,5%- 6,8%.
Năm 2022 tiếp tục thực hiện một số FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, trong đó Việt Nam được hưởng ưu đãi cao hơn các đối tác. Nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã tích lũy được kinh nghiệm trong thương mại với những đối tác của FTAs thế hệ mới, đã chuẩn bị điều kiện để mở rộng quan hệ song phương trong bối cảnh mới nên khả năng thu hút nguồn vốn FDI từ các nền kinh tế này sẽ gia tăng.
Trong bối cảnh đó, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài dự báo, năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỉ USD vốn đăng ký và 21-22 tỷ USD vốn thực hiện. Đạt mục tiêu về số lượng của Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị (giai đoạn 2021 - 2025 vốn đăng ký khoảng 30 - 40 tỉ USD/năm, vốn thực hiện khoảng 20 -30 tỉ USD/năm giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm).
Năm 2021, bất chấp những tác động của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam vẫn thu hút được 31,15 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 9,2% so với năm trước. Trong đó có 1.738 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD, tăng 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9,01 tỉ USD, tăng 40,5% so với năm trước.
Trà My