Điểm đáng chú ý khác là tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam tăng 0,5%, góp phầm làm tăng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất và chế tạo toàn cầu.
Theo Oxford Economics, “Việt Nam sẽ hưởng lợi về nhu cầu gia tăng đối với hàng điện tử toàn cầu và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi cung ứng này”.
![]() |
Oxford Economics đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam (Ảnh Int) |
Ngoài máy tính và hàng điện tử khác, văn phòng phẩm, nội thất văn phòng là những mặt hàng có nhu cầu tăng trong bối cảnh nhu cầu làm việc từ nhà trên toàn cầu ngày càng phổ biến, mặc dù nhu cầu này sẽ giảm trong năm nay khi tình hình dịch bệnh được cải thiện.
Việc khôi phục trạng “bình thường mới” sau đại dịch COVID-19 cũng sẽ góp phần thúc đẩy thương mại thế giới và Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ khu vực xuất khẩu.
Việc chuyển đổi thành một trung tâm sản xuất toàn cầu trong thập kỷ qua đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt trội hơn hầu hết các các nước trong khu vực và trên thế giới vào năm 2020 và tăng cường hơn nữa thị phần xuất khẩu hàng điện tử và sản xuất toàn cầu. Oxford Economics dự báo những xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2021 và trong tương lai gần.
Công Trí