Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp, nhưng có tới 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn “không thể tiếp cận” với nguồn vốn của ngân hàng và 30% doanh nghiệp khác cho biết rất khó tiếp cận nguồn vốn này do không có tài sản thế chấp.
Tại Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước”, nhiều DN đã thẳng thắn cho biết vẫn rất khó với tay vào vốn vay ngân hàng.
“Đau đầu” tìm nguồn vốn
Chị Hà, một khách hàng có nhu cầu vay 100 tỷ đồng để triển khai dự án nghỉ dưỡng cho người cao tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội, cho biết hiện nay, chị vẫn không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi cho DN của ngân hàng.
Nêu lý do, chị Hà cho biết, dự án đã có đất do thành phố cấp 50 năm và một phần đất mua thêm sổ đỏ đứng tên chị. Tuy nhiên, với phần đất 50 năm chị thuê theo quy định của Sở Tài nguyên- Môi trường, trả tiền theo năm nên không thể vay thế chấp được vốn ngân hàng. Chị muốn đưa phần đất có sổ đỏ để vay dưới dạng thế chấp tài sản nhưng cũng bị lắc đầu._
Đến với Hội thảo, rất nhiều DN đã đề xuất nguyện vọng được vay vốn từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Bà Trần Kim Quế- chuyên làm về khuôn mẫu – bổ sung thêm về nguyện vọng vay vốn: “Công ty đang vay vốn lưu động tại Ngân hàng Vietcombank là 35 tỷ đồng với lãi suất thương mại 7- 8%/năm và không hề có nợ quá hạn. Nay muốn được chuyển sang vay vốn ở Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có được không, và sẽ được hỗ trợ lãi suất như thế nào?”
Ông Lê Tất Thành đến từ Bắc Giang là một trong 62 nhà nông sáng chế không chuyên và là nhà nông thành lập doanh nghiệp vì đã có những sản phẩm do mình chế tạo ra như máy tuốt lạc, máy sạ lúa đã được thị trường chứng minh tính khả thi.
“Tôi là doanh nghiệp công nghiệp phục vụ nông nghiệp, mong muốn tiếp cận vốn từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để mở rộng sản xuất và mong muốn được quỹ chú ý” – ông Thành nói.
![]() |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng
Trong hai năm trở lại đây, Chính phủ rất quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng DN, trong đó, vấn đề trọng tâm là kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về tiếp cận nguồn vốn.
Đặc biệt, sự ra đời của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho DN nhỏ và vừa. World_ Bank (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tham gia hỗ trợ vốn cho DN Việt Nam thông qua các dự án.
Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn có lãi suất ưu đãi của DN, vẫn đang là vấn đề “đau đầu” của DN và các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội nhiều hơn đi kèm với thách thức lớn hơn.
Cần thay đổi quy định cho vay
Ts. Nguyễn Tiến Đông- Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết là từ năm 2014 đến nay, dư nợ tín dụng của DN không ngừng tăng trưởng và hiện đang duy trì ở mức khoảng 60% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Tính đến thời điểm 31/5/2016, dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD đối với DN tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực DN tư nhân chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất (75%) và tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh nhất (18%). Tỷ lệ nợ xấu của DN có xu hướng giảm, năm 2015, giảm khoảng 14% so với năm 2014.
Ông Đông cho biết, thời gian qua, ngân hàng đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của DN, tuy vậy, tiếp cận vốn vẫn là bài toán khó với DN vừa và nhỏ.
Giải thích cho thắc mắc của chị Hà, ông Nguyễn Tú, đại diện Ngân hàng Vietinbank, cho biết, có thể do lịch sử của DN nên ngân hàng rất khó cho vay với những trường hợp có nợ xấu.
“Chưa kể với trường hợp xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng, mảng này đã được nhắc đến nhưng chưa được triển khai nhiều. Do vậy, phía ngân hàng cần phải cẩn trọng đánh giá lại tính khả thi của dự án” – ông Nguyễn Tú cho biết thêm.
Chỉ ra nguyên nhân khiến ngân hàng phải cẩn trọng cho vay vốn sản xuất, kinh doanh với DN nhỏ và vừa, ông Đông nói: “Nguyên nhân là do sức khỏe nội tại của DN có nhiều vấn đề; như không có tài sản đảm bảo; tính minh bạch, hệ thống báo cáo tài chính chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm nên số liệu phản ánh chưa chính xác, chưa được kiểm toán, thiếu tin cậy.Vì vậy, tổ chức tín dụng thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định nhu cầu vay vốn của DN nhỏ và vừa”.
Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ phải sinh lợi để phát triển, song theo một số chuyên gia, việc cung cấp vốn đúng lúc, đúng chỗ sẽ còn là “phao cứu sinh”, chia sẻ rủi ro với DN.
Để làm được điều này, ngân hàng cần đầu tư vào công nghệ và nhân lực trình độ cao để đủ năng lực thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh của DN, nhằm quyết định cung cấp các khoản tín dụng trên cơ sở hiệu quả đầu tư và kinh doanh, mà không chỉ bằng tài sản thế chấp, với các thủ tục công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích của người cho vay, đồng thời tạo thuận lợi cho người đi vay.
Đại diện Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho rằng để DNNVV có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng, cần đổi mới quy định về tiền vay và điều kiện vay theo hướng phù hợp với “nhược điểm” của DNNVV về tài sản thế chấp.
Nhiều chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho những DN có những ý tưởng, sáng kiến kinh doanh tốt, khả thi, với mức vay tín dụng với lãi suất và thời hạn hợp lý.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp ------------------------------ Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, đã là doanh nghiệp thì phải phục vụ tốt khách hàng, phải đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng đảm bảo chặt chẽ. Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam ------------------------------- DN nhỏ và vừa không thể lớn, “không muốn lớn” vì ngoài những khoản thuế nộp ngân sách nhà nước, DN còn phải gánh chịu phí bôi trơn, thuế đen…, thậm chí có cả những nguồn “tín dụng đen” khi DN quá cần vốn mà không thể vay được từ đâu.
Các quy định về mặt thủ tục, quy định về điều kiện để được vay, quy chế cho vay cũng chưa hoàn toàn phù hợp với DN nhỏ và vừa. |
Huyền Anh