Tham dự hội thảo có: ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, ông Nguyễn Xuân Hiền, Thành viên Tổ công tác thi hành Luật DN, Luật Đầu tư, ông Lê Văn Hà, Giám đốc Công ty Quang Minh, Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng Tài viên VIAC-Chủ tịch BASICO cùng đại diện nhiều doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông.
Chính quyền cần phải "chung thuỷ" với doanh nghiệp
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ ông rất hoan nghênh trước sáng kiến tổ chức hội thảo này. Điều này cho thấy, Thời báo Kinh Doanh luôn theo sát bước chân của DN.
![]() |
Tôi xin nói thêm rằng không phải chỉ có việc nhất quán chính sách mà còn nói tới sự "chung thuỷ" của chính quyền đối với DN
Hôm nay, hội thảo bàn về chủ đề Làm gì để môi trường đầu tư - kinh doanh minh bạch, ổn định. Đây là vấn đề mới nhưng cũng là vấn đề muôn thủa. Tôi chỉ xin gợi mở một số ý kiến. Cụ thể, bắt đầu tư năm ngoái, bắt đầu Đại hội Đảng lần thứ 12, chúng ta khởi động cải cách lần thứ 2 trong nền kinh tế, Đại hội Đảng có định hướng quan trọng xây dựng thể chế kinh tế thị trường, trong đó có câu vô cùng quan trọng trong Nghị Quyết "Đại hội Đảng đề ra chủ trương trong 5 năm tới phải hoàn thiện cơ bản thể chế kinh tế thị trường, theo những tiêu chuẩn và thông lệ phổ biến trên thế giới". Trước đây, chúng ta cơ bản hoàn thiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giờ chúng ta tiến hành hoàn thiện cơ bản thể chế kinh tế thị trường, theo những tiêu chuẩn và thông lệ phổ biến trên thế giới. Chúng ta không phải làm theo cách của ta mà làm theo tiêu chuẩn và thông lệ của thế giới. Thiết kế thể chế phải bám sát được điều này.
Thứ hai, kinh tế tư nhân là động lực, tôi luôn luôn đề nghị chỉ cần nói rằng kinh tế tư nhân là động lực là đủ. Nhà nước có vai trò quan trọng nhưng Nhà nước chỉ tạo môi trường, làm kinh doanh là sự nghiệp của toàn dân.
Thứ 3, nói tới yêu cầu thúc đẩy khởi nghiệp, nâng cao vai trò cạnh tranh của nền kinh tế.
Đây là 3 trụ cột trong định hướng xây dựng thể chế của chúng ta thời gian tới. Khi Chính phủ mới thành lập, ngay trong năm đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã gặp DN, chúng ta ra Nghị quyết 19, và Nghị quyết 35. Trong đó, Nghị quyết 19 đặt ra mục tiêu năm 2020 chúng ta phải xếp vào nhóm ASEAN 4, có lúc còn nêu trong mục tiêu là một trong 3 nền kinh tế ASEAN nhưng xem chừng mục tiêu đó khó khăn. Ông Lộc cho rằng vì các nước khác đi rất nhanh. Do vậy, chúng ta cần xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo đúng chuẩn mực ASEAN trước tiên, sau đó mới đến chuẩn mực của thế giới.
"Đây là mục tiêu rất tham vọng của chúng ta. Nghị quyết 19 hướng tới tiêu ASEAN 4. Mục tiêu Nghị quyết 35 hướng tới mục tiêu một triệu DN. DN là động lực, Chính phủ là phục vụ, không lẫn lộn hai vai trò này như trước đây. Năm nay, Chính phủ đồng hành với DN, tôi nghĩ đó là một tư duy, là cách thức để cải cách thể chế, hành chính nước ta trong thời gian tới", ông Lộc đánh giá
Tuy nhiên, theo ông Lộc, mặc dù, có nhiều thay đổi về môi trường kinh doanh, chúng ta đang là địa điểm đầu tư hàng đầu đầu của các DN Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, nhưng theo công bố của DN FDI, sự hấp dẫn của Việt Nam vẫn vì chính trị xã hội ổn định, quy mô thị trường tương đối lớn - kết nối vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chi phí lao động thấp.
"Đó là điều họ chọn Việt Nam, còn họ vẫn đánh giá thể chế và thủ tục hành chính Việt Nam vẫn là phức tạp nhất thế giới. Điều đó có nghĩa chúng ta tiến bộ so với chúng ta nhưng so với thế giới, môi trường kinh doanh Việt Nam còn phức tạp, chi phí chính thức và phi chính thức còn cao", ông Lộc đánh giá.
Ông Lộc đặt câu hỏi: "Tại sao xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh dù tiến bộ nhưng vẫn thuộc nền kinh tế ở mức trung bình, nên cần tiếp tục cải cách thể chế".
Môi trường kinh doanh minh bạch đang là nhiệm vụ quan trọng đặt ra. Cải cách môi trường kinh doanh cần bắt dầu tư hệ thống pháp luật, từ nghị định đến thông tư. Thời gian qua, sau khi có cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ với DN năm ngoái với mục đích cắt bỏ điều kiện kinh doanh, lúc đó chúng ta đã có bước tiến cắt giảm khá nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, theo khảo sát của cộng đồng DN, còn nhiều điều kiện kinh doanh vẫn có thể bỏ được. VCCI bình xét còn 24 điều kiện kinh doanh không hợp lý, cần được cắt bỏ.
Ông Lộc dẫn chứng, Bộ Công Thương từng tuyên bố hàng trăm điều kiện kinh doanh sẽ được xem xét, tuy nhiên sau khi bỏ đi quy hoạch xuất khẩu gạo, fomandehit,.. sau đó gần như không triển khai.Các bộ ngành khác cũng tương tự như vậy.
"Tôi nghĩ còn nhiều quy định về điều kiện kinh doanh bất lợp lý vẫn tồn tại. Tôi nghe thấy có nhiều việc không chỉ DN mà các cơ quan quản lý đều cho rằng bất hợp lý nhưng bảo rằng pháp luật quy định như vậy thì chúng ta phải thực hiện. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị mỗi kì họp Quốc hội nên hình thành một luật sửa đổi nhiều luật, đôi khi chỉ sửa một điều trong luật..", ông Lộc nói.
Ông Lộc cho biết, ông từng nêu một số điều kiện kinh doanh phi lí như mũ bảo hiểm, đóng tàu.... Tôi cho rằng cần phải sửa đổi, nhìn ra ASEAN họ làm như thế nào thì chúng ta cần làm như vậy. Sửa đổi hệ pháp luật kinh doanh phải làm mạnh mẽ hơn. Thực tế, tình trạng trên nóng dưới lạnh, trên bảo dưới không nghe một phần do ý thức, năng lực cán bộ nhưng có nguy hiểm hơn quy định pháp luật giải thích kiểu gì cũng được, mỗi nơi giải thích một kiểu, mỗi công chức giải thích một kiểu, khó khăn cho người làm kinh doanh.
Trong khi đó, ông Lộc cho rằng, khi vận dụng pháp luật có nguyên tắc, nếu quy định pháp luật giải thích theo nhiều cách khác nhau thì phải giải thích làm sao có lợi co người dân và DN.
Ngoài ra, theo ông Lộc, trong thời gian qua, trong chi phí kinh doanh, chúng ta không chỉ nói tới chi phí thấp mà còn nói tới rủi ro thấp. Khi nói tới việc trên nóng dưới lạnh" thờ ơ vô cảm" thì không chỉ cấp địa phương. Tôi cho rằng cần phải nói tới cấp bộ ngành trung ương. Thủ tướng quyết liệt nhưng xuống tới cấp bộ, ngành địa phương thì nó nguội đi rồi. Điều này cho thấy, việc nói trên nóng dưới lạnh không chỉ nói tới cấp địa phương mà ngay cấp trung ương cũng có hiện tượng này.
Vì vậy, ông Lộc cho rằng, chúng ta cần nhất quán và việc thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ cần phải thực hiện mọi cấp. Tôi xin nói thêm rằng, không phải chỉ có việc nhất quán chính sách mà còn nói tới sự "chung thuỷ" của chính quyền đối với DN. Khi kêu gọi DN đầu tư dự án với DN, nhiều nơi cơ quan không thực sự chung thuỷ với DN khi thay đổi chủ trương, do lợi ích nhóm làm ảnh hưởng tới lợi ích DN... đẩy các DN vào tình trạng khó khăn.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo Làm gì để môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, ổn định?
Cần giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của doanh nghiệp.
Ông Phan Đức Hiếu, P. Viện trưởng – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
Phát biểu tại Hội nghị, ông Hiếu khẳng định, Nghị Quyết 19 và 35 đang đi đúng hướng nhưng cần giảm bớt và bãi bỏ những sự can thiệp trái với nguyên tắc thị trường.
Theo ông Hiếu, hiện nay có rất nhiều kiến nghị Chính phủ cần phải ban hành thêm nhiều luật, can thiệp vào nền kinh tế từ việc định hướng thị trường, sản xuất cái gì bán cho ai... Tuy nhiên, đề xuất này hoàn toàn đang đi ngược lại với nền kinh tế thị trường.
![]() |
Ông Phan Đức Hiếu, P. Viện trưởng – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
Theo phân tích của ông Hiếu, trước năm 2000, doanh nghiệp chỉ được làm những gì cơ quan quản lý nhà nước cho phép, thời gian thành lập doanh nghiệp từ 6 tháng – 1 năm, với vài chục thủ tục. Tổng số doanh nghiệp được thành lập: khoảng 50.0000 doanh nghiệp (từ 1990-1999).
Từ 1/7/2015 trở lại đây, quy định đã thay đổi cơ bản là doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm. Thời gian đăng ký doanh nghiệp đã rút ngắn còn 5-7 ngày. Quy định danh mục loại trừ về cấm kinh doanh là 7 và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 243.
Dù Chính phủ đã có nhiều cải cách mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cản trở doanh nghiệp phát triển. Ông Hiếu đặt câu hỏi: Vậy, cái gì cần làm tiếp cho doanh nghiệp?
Theo ông Hiếu, hiện nay, Chính phủ đang cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, phí và chi phí để tuân thủ quy định pháp luật. Rõ ràng Chính phủ đang tập trung giải quyết vấn đề này khá đúng hướng.
Tuy nhiên có 3 điều đang bỏ ngỏ và ít đề cập đến.
Một là: Rủi ro pháp lý, hiện nay, môi trường rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp cao ở chỗ giấy phép kinh doanh cấp phổ biến có thời hạn 5 năm, sau 5 năm phải cấp lại. Quy định này gây rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp bởi, nếu DN không xin được cấp phép thì những đầu tư trong 5 năm trước sẽ ra sao.
Hay, những quy định trong Nghị định về kinh doanh khí ga, trước kia Hiêp hội kinh doanh khí ga ở Hà Giang có 40 doanh nghiệp, sau khi quy định nâng chuẩn mực về nâng khí ga, doanh nghiệp phải đầu tư 1-1,5 tỷ để đáp ứng quy định pháp luật, do vậy 11 doanh nghiệp không đủ vốn để đầu tư nên đến nay chỉ còn 29 doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, lại hạ chuẩn mực về khí ga. Điều này đã tạo ra rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
Vấn đề thứ 2 là an toàn và bảo vệ quyền tài sản. Đó là vấn đề quyền bảo vệ quyền tài sản sở hữu trí tuệ, hiện nay Việt Nam đứng thứ 88/128.
Trong khu vực Việt Nam đứng ở thứ 14/20 trước Nepal, Pakistan, Bangladesh. Điều này tác động trực tiếp đến đầu tư trong nước và nước ngoài ở Việt Nam.
Vấn đề thứ 3 là thực thi pháp luật. Cần phải có cuộc cải cách toàn diện nâng cao chất lượng quy định; bãi bỏ quy định kém chất lượng, cản trở cạnh tranh, sáng tạo, gây rủi ro, mất an toàn cho doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh nhìn từ "nút thắt" quy hoạch
Ts. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế, cho rằng nói tới môi trường kinh doanh, người ta hay nói về thủ tục cấp phép, thuế, tín dụng nhưng chúng ta chưa nói về quy hoạch, trong khi quy hoach là cơ hội, rủi ro với DN.
Vậy môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam tốt hay xấu? Ông Ánh đánh giá môi trường kinh doanh đang tốt lên nhưng có phải thời gian đăng kí kinh doanh chỉ mất một giờ là tuyệt vời không. Tôi khẳng định không, 4 ngày hay một tuần không phải là vấn đề mà chất lượng mới là vấn đề.
Thứ hai, luật pháp thấy có vấn đề là phải sửa ngay. Tôi không hoàn toàn đồng tình, bởi DN cần sự ổn định chính sách, trách nhiệm ổn định chính sách phụ thuộc Nhà nước.
Thứ ba, về hiện tượng "trên nóng dưới lạnh", dưới nói cũng tốt nhưng họ làm không tốt. Trên đã thực tế, trên đã thực nóng chưa.
![]() |
Ts. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế
Trở lại câu chuyện quy hoạch, ông Ánh cho rằng vấn đề đầu tiên là đối tượng, phạm vi làm quy hoạch, bây giờ nhà nhà, người người làm quy hoạch. Cái gì thị trường làm thì trả cho thị trường.
Đang có hiện tượng xung đột trong quy hoạch, một mặt phải bảo cạnh tranh bình đẳng, tiếp đó là môi trường kinh doanh bình đẳng. "Giờ câu chuyện chi phí ngầm, xin cho nói nhiều. DN cảm nhận xin trước hay cho trước, vì xin nên cho, vì có quyền cho nên phải xin. Xin cho trong chi phí ngầm cần tách, có những chi phí ngầm là DN buộc phải chi. Nhưng cũng có chi phí ngầm là tự nguyện.
Đồng thời, quy hoạch cả quốc gia và vùng không làm. Hiện nay, mình làm quy hoạch đi ngang nên kiểu gì cũng đá nhau, mỗi người một kiểu quy hoạch.
Trước tình trạng quy hoạch có vấn đề, chúng ta đang đổ tội người làm quy hoạch nhưng lỗi là do người phê duyệt quy hoạch. "Chúng ta quên việc quy trách nhiệm người làm quy hoạch. Đặc biệt, chất lượng quy hoạch, chúng ta làm quy hoạch la liệt, bất chấp. Bản thân tính khả thi quy hoạch không có, nguy hiểm nhất là tầm nhìn cực hạn chế".
Dẫn tới, ở địa phương có tư duy nhiệm kỳ, nay ông nay muốn quy hoạch thế này, ngày kia ông khác lên muốn quy hoạch cách khác. Do vậy, tôi cho rằng thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch phải là cấp trên của ông phê duyệt quy hoạch. Ngoài ra, quy trình điều chỉnh quy hoạch cần làm chặt chẽ hơn xây dựng quy hoạch".
Điểm cuối cùng là câu chuyện minh bạch, công khai quy hoạch. Dường như thông tin quy hoạch đang là công cụ thu lợi nhuận vô biên. Vì vậy, tôi đề nghị trong Luật Quy hoạch cần quy định rõ khi điều chỉnh gây thiệt hại cho DN trong quy hoạch đó, người làm quy hoạch phải đền bù. Lúc đó, người ta mới cân nhắc điều chỉnh hay không điều chỉnh.
Rủi ro chính sách rất lớn
Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên VIAC, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO
Lẽ thường kinh doanh là phải chấp nhận lãi, hòa hoặc lỗ và rủi ro lớn nhất là mất toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, kể từ năm 1945 đến nay, dường như rủi ro lớn nhất trong kinh doanh lại là rủi ro pháp lý hay rộng hơn là rủi ro chính sách, thay vì rủi ro thị trường hay bất cứ thứ rủi ro nào khác.
Luật Đầu tư năm 2005 và 2014 quy định rõ về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. Như vậy, khi pháp luật thay đổi theo hướng lợi hơn hay bất lợi hơn thì nhà đầu tư vẫn được bảo đảm ưu đãi tốt hơn hoặc không bị giảm đi.
Tuy nhiên, trên thực tế lại diễn ra nhiều hành động vô tình hay cố ý loại bỏ, gây khó và đánh đố nhà đầu tư. Xin nêu hai trường hợp ví dụ xảy ra tại Hải Phòng và Thanh Hóa.
![]() |
Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên VIAC, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO
Nêu trường hợp cụ thể từ Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng, ông Đức cho biết, năm 2013, doanh nghiệp này xây dựng Bến xe khách Thượng Lý, (TP. Hải Phòng), với tổng diện tích 11.600 m2, công suất 300 lượt xe ra vào mỗi ngày, mức đầu tư 50 tỷ đồng, để thay thế cho bến xe Tam Bạc đóng cửa vào tháng 6-2015.
Tuy nhiên, thay vì điều chuyển toàn bộ phương tiện đang hoạt động tại bến xe Tam Bạc sang bến xe Thượng Lý như chủ trương ban đầu, Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng đã cho phép các doanh nghiệp đang hoạt động tại bến xe Tam Bạc được lựa chọn chuyển sang bến xe Niệm Nghĩa ở trung tâm thành phố, với lợi thế cạnh tranh hoàn toàn áp đảo Bến xe Thượng Lý.
“Nếu như cho rằng việc điều phối luồng tuyến xe khách như vậy là đúng quy định của pháp luật và đúng với quy luật thị trường, thì không có gì khác là Nhà nước đã lừa nhà đầu tư”, Luật sư Đức nói.
Hay, trường hợp Công ty TNHH Bình Minh, năm 2007, đã đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch Nghi Sơn, với công suất 90.000 m3/ngày đêm ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, để phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo quy hoạch, Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Nhà máy nước sạch Nghi Sơn sẽ bảo đảm cấp nước cho khu vực Đông Nam khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025. Đến năm 2016, tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2.
Thế nhưng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 10-6-2016, chấp thuận chủ trương cho liên doanh tổng Công ty Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư nhà máy nước sạch mới tại Khu kinh tế Nghi Sơn, với công suất 60.000m3/ngày, chặn họng đầu nguồn Nhà máy nước Nghi Sơn và không có trong quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn. Nhà máy mới đã được ồ ạt xây dựng trong khi chưa được phê duyệt, điều chính quy hoạch cùng với việc tỉnh Thanh Hóa cấp tốc đề nghị hợp thức hóa thủ tục pháp lý.
Ông Đức cho hay, chưa bàn đến việc sai trái, phạm luật của Dự án nhà máy nước mới, việc này đã dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại to lớn, thậm chí bóp chết nhà đầu tư là Công ty TNHH Bình Minh. Sau gần 10 năm với bao cay đắng, khó khăn, rủi ro vì không bán được hàng do Khu công nghiệp chậm tiến độ, đến ngày đạt thành quả thì lại có kẻ mạnh khác nhảy vào giành chiếm thị phần.
Với đặc thù sản phẩm của Nhà máy nước không phải bán một lần là xong, mà là bán khối nào được tiền khối ấy, gắn liễn với nhu cầu của các khách hàng cố định, không thể bán cho khách hàng hay thị trường khác. Vì vậy, nếu Nhà máy nước sạch Nghi Sơn chỉ khai thác được 1/10 công suất thiết kế, thì có nghĩa là Thanh Hóa đã bức tử nhà đầu tư, đã ưu ái cho doanh nghiệp này bằng cách tiêu diệt doanh nghiệp khác.
Từ hai trường hợp cụ thể trên, ông Đức cho rằng, theo các quy định điều chỉnh trực tiếp về bảo đảm đầu tư, kinh doanh của Luật Đầu tư, nếu quy định pháp luật thay đổi theo chiều hướng có lợi hơn, thì nhà đầu tư sẽ được hưởng thêm lợi ích dù chưa được cam kết trước đó; còn nếu pháp luật thay đổi theo chiều hướng bất lợi hơn thì nhà đầu tư cũng vẫn được giữ nguyên ưu đãi, mà không bị bớt đi hay thiệt hại đến quyền lợi đã được quy định hay cam kết trước đó.
Tuy nhiên, đối với nhiều quy định khác liên quan đến sở hữu tài sản, đầu tư, kinh doanh như Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự, thì lại chưa tạo ra sự an toàn pháp lý đầy đủ và cần thiết. Nhà đầu tư, doanh nghiệp và cá nhân vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro và sự trừng phạt rất lớn về đầu tư, kinh doanh.
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đừng để diễn mãi điều nghịch lý, rủi ro pháp lý và rủi ro chính sách vẫn là rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, vẫn cứ mời chào thì rải thảm, làm rồi thì cắm chông, gài bẫy.
Do vậy, muốn môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng thì mọi thứ phải được giải quyết bằng pháp luật, hợp lý, tháo gỡ, giải tỏa nhanh chóng, dứt điểm, thuyết phục, hợp tình hợp lý các vụ việc đầu tư, kinh doanh thực tế nổi cộm kiểu trên, thay vì mong muốn, hô hào, quy định chung chung.
Thanh kiểm tra luôn là "nỗi sợ ám ảnh" doanh nghiệp
Theo ông Lê Xuân Hiền, Thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, chuyện "Trên nóng dưới lạnh" chúng ta bàn mãi rồi. Dẫn câu chuyện từ bản thân, ông Hiền chia sẻ: "mới chiều hôm trước, tôi nhận được giấy thành lập DN thì ngay sáng hôm sau đã có cuộc gọi điện tới yêu cầu kiểm tra phòng cháy chữa cháy, trong khi chúng tôi còn chưa có biển hiệu".
"Chính phủ kiến tạo, minh bạch nhưng từ một ví dụ nhỏ như vậy cho thấy DN bị thanh kiểm tra lớn như thế nào, mặc dù Thủ tướng mới ra Chỉ thị 20 về việc một năm không được thanh kiểm tra DN quá một lần", ông Hiền đánh giá.
![]() |
Ông Lê Xuân Hiền, Thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư
Cùng với đó, cho rằng hộ kinh doanh không muốn lên DN vì chi phí thanh kiểm tra lớn, theo ông Hiếu, Chỉ thị 20 của Thủ tướng đã qui định một năm chỉ thanh tra một lần. Chúng ta cứ luật lệ chuẩn cho DN làm, còn không chuẩn thì mới thanh kiểm tra. Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề là các sở ngành, không cách gì nắm được thông tin DN. Không biết lấy công cụ gì nên phải kiểm tra DN.
Theo ông Hiền, chúng ta đang mắc ở chỗ hình như trong tất cả báo cáo đều có câu tăng cường, đẩy mạnh. Đang nói thanh kiểm tra DN một lần mà tăng cường thì sẽ thế nào.
"Các DN làm ăn chân chính chia sẻ với tôi, để làm đúng quy định pháp luật thì không làm được, cứ làm đã, vướng đâu thì bôi trơn đó. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận để có giải pháp: thứ nhất, cần quản lý rủi ro, các cơ quan hiện nay hầu như không có. Rất nhiều quy định của Việt Nam đang ngăn cản ngay, không ngăn được kẻ gian. DN nói nếu làm đúng quy định pháp luật không cạnh tranh được với hàng giả, hàng nhái", ông Hiền nhấn mạnh.
Do vậy, theo ông Hiền, chúng ta cần sòng phẳng, có câu chuyện cán bộ công chức không thuộc bài nhiều. Mặt khác, tình trạng luân chuyển cán bộ làm chuyên môn rất nhiều, dẫn đến nhiều cán bộ mới phụ trách các mảng chuyên môn cũng mới tinh với họ. Vì mới nên thường chưa thuộc bài mà chưa thuộc bài thì việc kiểm tra, nắm tình hình, rà soát, xem xét... cũng là việc thường phải làm, thế thì rõ ràng là phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra DN.
Ông Hiền cho rằng muốn giám sát và kiểm tra được, cán bộ phải "sâu và lâu". Chúng ta cần chuyên gia về mặt pháp lý để phát triển DN. Ngoài ra, tình trạng cán bộ thuộc bài nhưng muốn nhũng nhiễu DN vẫn đang diễn ra phổ biến, gây khó DN. Những điều này cần phải được cải thiện trong thời gian tới.
Môi trường không tốt, DN sẽ "chết"
Ông Tào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh chia sẻ, DN luôn muốn môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và bình đẳng. Môi trường kinh doanh không tốt DN sẽ thất bại, sẽ chết.
Kể lại câu chuyện của DN mình, ông Tuấn chia sẻ, năm 2007, Công ty TNHH Bình Minh đã đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch Nghi Sơn, với công suất 90.000 m3/ngày đêm tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, để phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.
![]() |
Ông Tào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh
Theo quy hoạch, Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Nhà máy nước sạch Nghi Sơn sẽ bảo đảm cấp nước cho khu vực Đông Nam khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025. Đến năm 2010, Công ty Bình Minh đã hoàn thành giai đoạn 1 Nhà máy với công suất 30.000 m3/ngày đêm và từ tháng 2-2016, tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2.
Thế nhưng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thần tốc ký Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 10-6-2016, chấp thuận chủ trương cho liên doanh Công ty Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư nhà máy nước sạch mới tại Khu kinh tế Nghi Sơn, với công suất 60.000m3/ngày, chặn họng đầu nguồn Nhà máy nước Nghi Sơn và không có trong quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn.
Nhà máy mới đã được ồ ạt xây dựng trong khi chưa được phê duyệt, điều chính quy hoạch cùng với việc tỉnh Thanh Hóa cấp tốc đề nghị hợp thức hóa thủ tục pháp lý. Chưa bàn đến việc sai trái, phạm luật của Dự án nhà máy nước mới, việc này đã dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại to lớn, thậm chí bóp chết nhà đầu tư là Công ty TNHH Bình Minh.
Sau gần 10 năm với bao cay đắng, khó khăn, rủi ro vì không bán được hàng do Khu công nghiệp chậm tiến độ, đến ngày đạt thành quả thì lại có kẻ mạnh khác nhảy vào giành chiếm thị phần. Với đặc thù sản phẩm của Nhà máy nước không phải bán một lần là xong, mà là bán khối nào được tiền khối ấy, gắn liễn với nhu cầu của các khách hàng cố định, không thể bán cho khách hàng hay thị trường khác.
Vì vậy, nếu Nhà máy nước sạch Nghi Sơn chỉ khai thác được 1/10 công suất thiết kế, thì có nghĩa là Thanh Hóa đã bức tử nhà đầu tư, đã ưu ái cho doanh nghiệp này bằng cách tiêu diệt doanh nghiệp khác. "Chúng tôi đã nhiều lần kêu cứu nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết", ông Tuấn nói.
"Nếu Bình Minh chết đi, liệu DN mới có đủ cung cấp nước cho Lọc Hoá Dầu không? Nhưng Tỉnh vẫn cứ làm, vẫn cứ quyết tâm làm, dù chúng tôi có nhiều văn bản kiến nghị”.
DN mất nhiều tỷ vì một giấy chứng nhận
Ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Đức - Việt, chia sẻ, khi làm ở Đức Việt, chúng tôi đầu tư dây chuyền giết mổ của Đức để đưa thịt sạch về Hà Nội. Nhưng dự án thất bại vì Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên chỉ cấp một giấy chứng nhận thú ý sau một ca mổ vào lúc 5h sáng, trong khi chúng tôi đang cung cấp thịt sạch cho hơn trăm điểm bán ở Hà Nội. Cục Quản lý thị trường lại yêu cầu mỗi điểm bán phải cấp một giấy chứng nhận thú ý bản gốc, không chấp nhận photo.
Dẫn tới, chúng tôi đã phải bán thanh lý toàn bộ dây chuyền của Đức và xếp xó hơn 100 cửa hàng thịt sạch ở Hà Nội. Điều này đã làm thiệt hại nhiều tỷ đồng chỉ vì bất cập giấy chứng nhận trong một lĩnh vực thịt sạch. "Nếu mô hình chúng tôi không phải đóng cửa, mà được tạo điều kiện phát triển thì chúng ta sẽ cứu vãn tình trạng thịt lợn xuống thấp trong thời gian qua", ông Tân cho biết.
![]() |
Ông Tân đánh giá, chỉ một phong cách quản lý của ngành thú y và quản lý thi trường có thể "giết chết" các ngành mà đáng ra ngành chăn nuôi và nông nghiệp phải là chế biến thịt sạch.
Tiếp đó, ông Tân cho biết, Đức Việt quyết định thành lập DN tổ chức chăn nuôi lợn, tuy nhiên sau khi đóng cửa lò mổ, trang trại sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy thành lập DN này năm 2006 nhưng năm 2007 chúng tôi phải giải thể công ty này.
Ông Tân cũng cho biết trong 10 năm nay ông vẫn chưa nhận được quyết định giải thể DN. Điều này chứng tỏ khai sinh DN rất nhanh nhưng khai tử DN cực kỳ khó khăn. Điều này không có lợi cho Nhà nước, cũng không có lợi cho DN. Dẫn tới số lượng DN thực tế rất mơ hồ. Vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh nên cải tiến căn bản thủ tục khai tử DN. Cũng như Môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cần phải cải tiến nhiều.
Nên giảm thiểu công tác thanh kiểm tra doanh nghiệp
Ông Phạm Huy Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chúng ta đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh đã có đầy đủ cơ chế pháp luật để điều hành như: Hiến pháp 2013, Luật đấu thầu 2013, các Nghị định Thông tư hướng dẫn pháp luật về cải cách thủ tục hành chính, Nghị quyết 19 về những giải pháp cải thiện môi trường cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là nghị quyết 35 đã khẳng định 10 nguyên tắc và 5 nhóm giải pháp phải thực hiện.
Rõ ràng, Chính phủ đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện, thông thoáng và thuận lợi hơn. Đề cao năm 2016 là năm khởi nghiệp.
![]() |
Ông Phạm Huy Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Dẫu vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện hơn nữa trong tiến trình hội nhập kinh tế. Ông Hùng nêu 5 vấn đề cần cải thiện để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.
Một là, tiếp tục hoàn thiện kinh tế vỹ mô, chuyển đổi tư duy từ chọnđể cho sang chọn để bỏ. một số luậy và văn bản dưới luật vẫn còn bất cập chưa được tháo gỡ hoàn toàn, tiếp tục xem xét loại bỏ các quyết định cho phép cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường và doanh nghiệp.
Hai là, cần tăng cường công khai minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp, chính sách khởi nghiệp quốc gia cho doanh nghiệp, cam kết hội nhập quốc tế. Dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với chỉ số mức Asean 6.
Ba là, Tiếp tục ổn định kinh tế vỹ mô, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, để cải thiện các chỉ số cạnh tranh, cần nâng cao chỉ số trung bình trong Asean, sớm ban bành chính thức bộ chỉ số năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình. Dần phải nâng hạ tầng chính sách để đạt được chuẩn quốc tế.
Bốn là, Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách. Công tác thanh tra kiểm soát cần phải đổi mới nhiều hơn nữa, chứ không phải chăm chăm đi vào doanh nghiệp. Chỉ khi có dấu hiệu mới vào kiểm tra, còn lại là kiểm soát từ xa bằng các công cụ. Thực tế nặng về kiểm tra kiểm soát nhưng lại để xảy ra nhiều đổ vỡ lớn.
Năm là, đề cao kỷ cương thượng tôn pháp luật. Có cơ chế tuyển dụng cán bộ cho phù hợp.
Thị trường hoá và minh bạch các dịch vụ công
Ông Lê Văn Hà, Giám đốc Công ty Quang Minh
Với kinh nghiệm gần 20 năm làm dịch vụ tư vấn Luật cho các doanh nghiệp, ông Hà cho rằng, hiện nay ở Việt Nam phổ biến 3 nhóm dịch vụ công đó là: Khởi nghiệp; Triển khai dự án; Kinh doanh.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước vẫn mang nặng cơ chế xin cho từ trước đến nay. Vì vậy, có thể xem xét đưa ra một số dịch vụ công theo mô hình xã hội hoá như: đăng ký kinh doanh, thực hiện một số thủ tục hành chính.
Thực tế ở một số nước đã áp dụng dịch vụ này tương đối phổ biến và hiệu quả. Trong khi đó, ở Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, những dịch vụ này đang trở nên quá tải.
Ông Hà nêu, trước đây, dịch vụ công chứng xác nhận giấy tờ cũng quá tải. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Luật 2012 đã có hướng tốt hơn rất nhiều. Đây là dịch vụ tư pháp tốt nhất hiện nay khi doanh nghiệp được tham gia , giảm nhiều khó khăn ban đầu cho doanh nghiệp.
Theo VCCI, quy trình đăng ký kinh doanh hiện nay đã giảm xuống còn 3 ngày, nhưng thực tế, ở Hà Nội và TP. HCM trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 doanh nghiệp ra đời. Do vậy, khi chúng tôi đi thực hiện dịch vụ này cho khách hàng phải đi từ 7h, nếu 8h mới đến thì hết số.
Ngoài ra, thủ tục liên quan đến môi trường, đất đai cũng còn nhiều khó khăn, thời gian doanh nghiệp phải thực hiện quá trình mất nhiều.
Theo kinh nghiệm quốc tế có thể áp dụng ngay là thuê công ty có giấy phép được tham gia hành nghề chứng nhận cho doanh nghiệp những thủ tục đó. Như vậy sẽ giảm tải cho doanh nghiệp.
Về thủ tục điều kiện kinh doanh, ông Hà đề xuất cần bỏ cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh theo Luật đầu tư mà nên để điều kiện kinh doanh theo hậu kiểm.
Trong các quy định về hàng hoá dịch vụ về hợp quy hợp chuẩn sản phẩm hàng hoá dịch vụ như thực phẩm theo hướng ngày càng đáp ứng nhiều hơn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chất lượng 2016 quy định khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường phải kiểm nghiệm và đăng ký hợp quy.
Như vậy, doanh nghiệp để đưa hàng hoá ra thị trường còn mất nhiều chi phí, có thể lên đến 20 triệu, đây là số chi phí khá cao so với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Lê Thúy-Thanh Hoa