![]() |
Hiệp định TPP được đàm phán với tham vọng trở thành hiệp định thương mại tự do khu vực tiêu chuẩn cao giữa 12 quốc gia đại diện đa dạng các nền kinh tế bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Hiệp định này được xây dựng theo mô hình mở cho các thành viên mới, nhiều khả năng sẽ còn bao gồm cả Trung Quốc. Mặc dù Mỹ rút khỏi hiệp định này đã là điều được dự kiến trước, nhưng cũng cần lưu ý Mỹ chính là quốc gia tiên phong trong việc hình thành Hiệp định TPP. Thật vậy, Hiệp định TPP thể hiện những ưu tiên quan trọng của Mỹ trong việc tự do hóa thương mại trong khu vực trong khi vẫn giải quyết những tiêu chuẩn lao động, môi trường, sự minh bạch về luật lệ cùng với một số vấn đề khác.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, nhiều cử tri đã bày tỏ sự phản đối với Hiệp định TPP dựa trên quan điểm cho rằng thương mại là nhân tố chính dẫn đến sự tổn thất việc làm trong ngành. Còn nữa, quan điểm này không hề được hỗ trợ bằng các chứng cớ thể hiện sự thay đổi về mặt công nghệ mới là thủ phạm chính dẫn đến tổn thất việc làm trong ngành. Tuy nhiên, thương mại đóng một vai trò và có thể chiếm tới ¼ việc làm bị mất kể từ năm 2000. Các tài liệu kinh tế cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải có những chính sách để hỗ trợ việc điều chỉnh và đem lại mạng lưới an toàn xã hội phù hợp. Nếu chỉ trông cậy vào chủ nghĩa bảo hộ không phải là một biện pháp cải thiện tình hình mà còn có thể gây tổn hại đến nền kinh tế.
Vì vậy, HSBC đánh giá, phải chăng việc Mỹ rút khỏi TPP là đòn chí mạng cho hiệp định này? Có vẻ là vậy. Trên lý thuyết, 11 quốc gia thành viên còn lại vẫn có thể tiếp tục tham gia TPP một khi họ hoàn tất việc sửa đổi hợp lệ các điều khoản phê chuẩn của hiệp định (mà dự định nhận được sự tham gia của Mỹ), nhưng không ít các nước thành viên không đồng tình với phương án này.
Theo HSBC sau khi Úc đưa ra đề xuất đầu tiên, khuyến khích các quốc gia còn lại tiếp tục hiệp định dù Mỹ không tham gia, Nhật Bản thể hiện rõ sự phản đối với ý tưởng trên, cho rằng đề nghị này biến Hiệp định TPP, vốn đã hạn chế, trở nên “vô nghĩa”. Một lý do khiến kịch bản hồi sinh khó thành hiện thực là các quốc gia thành viên đồng thuận thực hiện cam kết quan trọng khi tham gia TPP vì họ cho rằng, hiệp định này sẽ cho phép các quốc gia thành viên cùng tiếp cận thị trường khu vực với quy mô lớn. Nếu không còn Mỹ, thị trường rộng lớn của TPP sẽ giảm xuống 60% và với sự thay đổi đáng kể như thế, những quốc gia còn lại trong khối khó có thể chấp nhận những nhượng bộ đã thương thuyết trước đó trong TPP.
Đồng thời, một số những đề xuất cải tiến của TPP có thể được sử dụng trong các cuộc đàm phán khu vực hoặc song phương mới hoặc đang diễn ra. Ví dụ, một hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) đang được đàm phán tại châu Á có khả năng sẽ học hỏi các điều khoản của TPP nhằm tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ, sử dụng hướng tiếp cận theo kiểu TPP sẽ giúp đẩy mạnh bảo vệ bí mật giao thương và thông tin bảo mật kinh doanh). Các nhà thương thuyết nhiều khả năng sẽ cân nhắc các điều khoản của TPP nhằm cải thiện sự thống nhất quy định, giải quyết tranh chấp khối đầu tư nhà nước, sự linh hoạt trong việc xử lý quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ như điều khoản sử dụng công bằng), và nâng cấp bảo vệ tiêu chuẩn lao động hay vấn đề môi trường.
Tuy nhiên, HSBC cũng cho rằng, mặc dù rõ ràng không thể loại trừ khả năng các thành viên TPP cuối cùng có thể quyết định vực dậy hiệp định theo một dạng thức thay thế khác, trường hợp này cũng khó có thể thành hiện thực ngay lúc này. Nhiều khả năng Mỹ sẽ chuyển sang hướng tiếp cận dựa trên thỏa thuận, được hỗ trợ bởi vector năng lượng (ví dụ, bất đối xứng về sức mạnh kinh tế trong các cuộc đàm phán song phương) hơn là chú trọng vào các giá trị. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất kinh tế mà cả lợi ích và sự bền vững có thể đạt được dưới khung tiêu chuẩn thương mại toàn cầu trước đây.
Tuy nhiên, tự do hóa thương mại vẫn có thể tiếp tục phát triển theo phương thức tiếp cận chiến lược mới của Mỹ, dựa trên các thỏa thuận thương mại song phương. Đi kèm với những chính sách bổ trợ phù hợp cho doanh nghiệp và người lao động, và tránh nhờ đến biện pháp bảo hộ, phương thức này có thể mang đến nhiều nguồn lợi kinh tế. Như nhà kinh tế học Thomas Piketty nhận xét: “Bảo hộ mậu dịch không mang lại sự thịnh vượng, trong khi thương mại tự do cùng việc mở cửa kinh tế luôn nằm trong danh sách yêu thích của tất cả mọi người.”
Lê Thúy