Theo phân tích của HSBC, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2017 nhờ sự đóng góp cộng hưởng của cầu nội địa và xuất khẩu. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ việc phối hợp mở rộng cơ sở công nghiệp kết hợp với chính sách để thúc đẩy cầu nội địa.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút lượng FDI đáng kể từ nhà sản xuất Hàn Quốc như Samsung và LG. ASEAN đã hưởng lợi lớn từ nhu cầu linh kiện của Trung Quốc, khi phần lớn linh kiện điện tử xuất khẩu của khu vực đều hướng đến Trung Quốc. Ví dụ, sản xuất từ nhà máy OLED mới của LG ở miền bắc Việt Nam để dành cho thị trường Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) kỳ vọng lạm phát 2018 thấp hơn 4%, HSBC dự báo lạm phát được đăng ký ở 3,7%. Mức lạm phát này tăng nhẹ so với năm 2017, nhưng không đủ để làm ngân hàng trung ương quan tâm. Chi phí sức khoẻ tăng sẽ tiếp tục là động lực chính đẩy lạm phát, nhưng giá dầu và thực phẩm cao sẽ tạo ra khoảng cách và rủi ro tăng lên CPI.
Vì vậy, HBSC tin rằng chính sách tiền tệ hiện tại của SBV là tâm điểmtrong bối cảnh không chắc chắn trong năm nay. Điều này có nghĩa là SBV sẽ duy trì sự thận trọng, tránh việc nới lỏng không cần thiết vì sợ lạm phát gia tăng và tăng trưởng tín dụng trong khi cũng cẩn thận trong việc siết chặt để tránh việc làm chậm lại nền kinh tế.
Do không có khoảng đệm tài khoá lớn, Việt Nam cần tăng tốc trong việc củng cố tình hình tài khoá để an toàn trong giới hạn nợ công trong những năm tới. Sự cần thiết phải cải cách tài khoá là áp lực lớn nhất ở Việt Nam, nơi chính phủ có thể đụng trần nợ công 65% vào năm tới, bởi vì sự sụt giảm nguồn thu từ thuế. Tích cực thì HSBC kỳ vọng cổ phần hoá DNNN sẽ diễn ra nhanh hơn trong 2018 và các biện pháp cải cách trợ cấpbổ sung để kiềm chế chi tiêu của chính phủ. Chính phủ hướng đến mục tiêu thâm hụt tài khoá ở 3,7% GDP trong 2018 từ mức 3,5% trong 2017.
Tuy nhiên HSBC lạc quan Việt Nam sẽ không vi phạm ngưỡng nợ công tự đặt ra 65% GDP trong năm 2018 nhờ vào tình hình tăng trưởng GDP ổn định và nỗ lực của chính phủ để sửa chữa bản cân đối.
Công Trí