Thuế là lĩnh vực mà có thể nhiều cơ quan có thể thanh, kiểm tra DN. Khảo sát năm 2016 có đặt ra câu hỏi cụ thể về vấn đề này cho các DN. Kết quả cho thấy, trong số các DN bị thanh tra thuế, có 80% bị thanh tra bởi chỉ cơ quan thuế. Đáng lưu ý, có 9% cho biết có tiếp các đoàn thanh kiểm tra không phải là cơ quan thuế, song cũng thanh kiểm tra thuế DN, như công an kinh tế, kiểm toán, thanh tra tỉnh, quản lý thị trường, sở tài nguyên và môi trường... thậm chí là kiểm lâm, hoặc chính quyền quận/huyện và phường.
Bên cạnh đó, cũng có 11% vừa phải tiếp cơ quan thuế, vừa phải tiếp cơ quan khác thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp.
![]() |
Có 9% cho biết có tiếp các đoàn thanh kiểm tra không phải là cơ quan thuế, song cũng thanh kiểm tra thuế DN, như công an kinh tế, kiểm toán, thanh tra tỉnh, quản lý thị trường, sở tài nguyên và môi trường... thậm chí là kiểm lâm, hoặc chính quyền quận/huyện và phường
Sự tham gia thanh kiểm tra thuế của các cơ quan khác có sự khác nhau giữa từng nhóm DN theo thành phần kinh tế. Các DN nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tiếp đón không chỉ cơ quan thuế mà cả cơ quan khác thanh kiểm tra thuế nhiều nhất (16% bị cơ quan khác và 12% cả cơ quan khác và cơ quan thuế thanh kiểm tra thuế). Trong khi đó, DN FDI chủ yếu là do cơ quan thuế thanh kiểm tra thuế.
Phân theo quy mô doanh thu, thì có thể thấy tất cả các doanh nghiệp dù quy mô thu ra sao, đều có tỷ lệ nhất định bị cơ quan khác thanh kiểm tra thuế. Trừ nhóm doanh thu từ 1-10 tỷ chỉ có 6% bị cơ quan khác thanh kiểm tra thuế, còn lại các nhóm khác đều có 10-11% bị thanh kiểm tra thuế bởi các cơ quan khác.
Điều này tương đối rõ, khi trong phản ánh của DN qua điều tra cho thấy: "Ngoài cơ quan thuế ra có thêm một số tổ chức, cơ quan khác đòi hỏi thanh tra kiểm tra doanh nghiệp... nên rất phiền hà, mất thời gian của DN.
Vì vậy, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho biết: "các DN kiến nghị, DN chỉ nên được quan tâm của cơ quan thuế còn cơ quan ban ngành khác thì nên hạn chế nếu không có biểu hiện vi phạm pháp luật".
Nhật Linh