Theo đó, mục tiêu Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.Mục tiêu cụ thể, năm 2025, Việt Nam phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa... Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế và đón 160 triệu lượt khách nội địa.
Mục tiêu đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế và đón 160 triệu lượt khách nội địa. |
Giai đoạn 2026 - 2030 đẩy mạnh các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch mạo hiểm. Riêng về mặt Kinh tế, năm 2025 ngành du lịch dự kiến đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP, đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP.
Tầm nhìn đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 tỷ đồng năm 1945; đóng góp 17 - 18% trong GDP.
Quy hoạch sẽ ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới. Duy trì hoạt động xúc tiến thị trường đối với các thị trường du lịch quốc tế truyền thống.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch ở các đô thị trung tâm.
Nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực, bắt kịp xu hướng thị trường, sẽ khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch ở các đô thị trung tâm.
Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.
Về mặt quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam đến 2030. Tập trung hình thành 6 khu vực động lực trả dài từ Bắc vào Nam. Giai đoạn sau 2030, hình thành 2 khu vực động lực gồm khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai - Hà Giang. Nhằm thúc đẩy, phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
Bên cạnh đó, phát triển khu vực động lực phát triển du lịch Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên nhằm thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo quốc lộ 6. Những định hướng, nền móng trên sẽ là nguồn lực thúc đẩy, kỳ vọng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam năm 2030.
Thanh Ngọc