Ts. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) đã thẳng thắn nêu ra điều này trong bối cảnh 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng nhập siêu của Việt Nam với Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc, trong đó Samsung là động lực cho tăng trưởng FDI nhưng cũng là “động lực” dẫn tới nhập siêu.
Luôn nhập siêu cao
Mới đây, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 39,9 tỷ USD, tăng 18,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỷ USD, tăng 28,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết mặt hàng trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,4 tỷ USD, tăng 37,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 16,2 tỷ USD, tăng 28,2%; điện thoại và linh kiện đạt 6,2 tỷ USD, tăng 29,5%…
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nói về động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm nay, chúng ta không nên hy vọng nhiều ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI), khi mà thực tế đăng ký nhiều nhưng giải ngân “vừa phải”, chưa kể tình trạng càng tăng thêm vốn FDI, càng nhập siêu lớn.
Không riêng Hàn Quốc, nhiều DN FDI vẫn đang nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện, thiết bị phụ trợ, nguyên vật liệu cho các nhà máy họ đã đầu tư ở Việt Nam. Thực tế đó nói lên rằng DN phụ trợ của Việt Nam hoạt động không hiệu quả và chưa đáp ứng, chưa tham gia được vào chuỗi dây chuyền sản xuất kinh doanh của DN FDI. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, DN Việt không vươn lên thành mắt xích trong dây chuyền cung ứng thì Việt Nam sẽ bị thiệt đơn, thiệt kép.
Nam với kim ngạch đạt 27,1 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Tiếp đó, thị trường Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ hai, đạt 22,5 tỷ USD, tăng 51,2%, trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 123,5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 46,1%; điện thoại và linh kiện tăng 37,7%. Tiếp theo là thị trường ASEAN đạt 13,6 tỷ USD, tăng 17,6%.
Theo Tổng cục Thống kê, tháng Năm nhập siêu 528 triệu USD; tháng Sáu ước nhập siêu 200 triệu USD. Tính chung 6 tháng 2017, nhập siêu 2,70 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,22 tỷ USD.
Bên cạnh đó, xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Năm 2012, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tỷ lệ này tăng lên xấp xỉ 67% trong năm 2015.
Việc xuất siêu hay nhập siêu hoàn toàn do khu vực FDI mang lại, nếu cả năm 2013, xuất siêu của khu vực này là 13 tỷ USD thì trong 9 tháng năm 2014, xuất siêu của khu vực này đã là 12,7 tỷ USD. Nhìn lại chuỗi số liệu cho thấy suốt từ năm 2000 đến 2015, khu vực FDI luôn suất siêu và khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu; từ năm 2012 đến nay, khu vực FDI có xu hướng xuất siêu mạnh mẽ.
Từ năm 2005 đến 2015, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh chóng, từ 57% năm 2005 lên 67% trong năm 2013. Nhưng tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này lại không tăng lên đáng kể (từ 15,2% năm 2005 lên 18,07% năm 2015).
Điều này phần nào cho thấy khu vực FDI đang dần lấn lướt hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không tương xứng.
Nhiều DN FDI đầu tư tại Việt Nam đang nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ
của mình hơn là sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước
Nhập từ Hàn Quốc vượt Trung Quốc
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính chung 6 tháng đầu năm, có 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng số vốn đăng ký 54,5 tỷ USD (chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư).
Tuy nhiên, làn sóng đầu tư mạnh mẽ này kéo theo nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN Hàn Quốc tại Việt Nam, khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, nhập siêu cũng theo đó mà tăng lên. Bởi vậy, Ts. Lưu Bích Hồ, cho rằng chúng ta không nên hy vọng nhiều ở khối DN FDI, khi mà trên thực tế đăng ký nhiều nhưng giải ngân vừa phải. Chưa kể tình trạng càng tăng thêm FDI, càng nhập siêu.
Thực tế, thời gian qua, Tập đoàn Samsung liên tục mở rộng đầu tư nhiều nhà máy tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm điện tử, thiết bị điện tử thông minh, điện gia dụng. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam đạt gần 40 tỷ USD, chiếm tới hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, để chiếm tỷ trọng cao như trên trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Samsung cần nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện đầu vào từ nhiều nước, trong đó có Hàn Quốc. Dẫn tới, phần giá trị gia tăng tại Việt Nam rất thấp.
Theo chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh, tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua có sự phụ thuộc vào yếu tố FDI quá nhiều. Xuất khẩu và nhập khẩu đều có màu sắc của FDI.
“Minh chứng là khi Samsung xuất khẩu điện thoại bị thu hồi do lỗi, Việt Nam đã giảm hẳn tỷ trọng xuất khẩu. Cùng với đó, nhập khẩu sắt thép thành phẩm, xăng dầu, máy móc, đồ gia dụng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đang tăng không thể nào cưỡng được, khiến Việt Nam chỉ chuyển đổi thâm hụt từ thị trường này sang thị trường khác, bản chất không hề giảm nhập siêu”, ông Doanh nhận xét.
Ts. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, phân tích để chiếm tỷ trọng hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Samsung cần nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu, linh phụ kiện đầu vào từ các nước, trong đó có Hàn Quốc.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam không chỉ phụ thuộc lớn vào khu vực FDI mà còn gia tăng nhập siêu mỗi khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với một thị trường có hiệu lực. Bằng chứng là kim ngạch nhập khẩu đã tăng khá mạnh trong thời gian qua khi FTA Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực.
Hơn nữa tình trạng này không mới khi trước đó, Việt Nam đã tăng nhập siêu từ Thái Lan, Malaysia khi FTA với khu vực ASEAN có hiệu lực. Điều này chứng tỏ, Việt Nam chưa tận dụng tốt các cơ hội từ FTA đem tới.
Không riêng Samsung nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất từ nước ngoài mà đa phần các DN FDI đang thực hiện hành động tương tự. Theo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016, chỉ có khoảng 14% DN tư nhân đang có khách hàng là các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Tín hiệu tích cực là con số này có dấu hiệu cải thiện theo thời gian, dù rất chậm chạp.
Từ phía các DN FDI, liên kết hàng dọc với các công ty trong nước rất yếu. Theo thống kê, chỉ 26,6% đầu vào của FDI được mua tại Việt Nam, trong đó một tỷ lệ đáng kể lại là mua từ chính các DN FDI khác. Các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước.
Lê Thúy
Ông Phạm Tất Thắng Nghiên cứu viên cao cấp (Bộ Công Thương) Chỉ khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới mong giảm bớt được phần nhập khẩu yếu tố đầu vào, đồng thời xuất khẩu trở lại các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ loay hoay với những hàng nhập có điều kiện, kiểm tra hải quan… mà quên đi mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư và thương mại hàng hoá thì sẽ là sai lầm và không bao giờ chống được tình trạng nhập siêu của Việt Nam Ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chúng tôi cho rằng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa của DN FDI. Nếu không có một lực lượng lao động chất lượng cao thì dù khoảng cách trình độ công nghệ không xa hay khoảng cách địa lý giữa DN FDI và tư nhân trong nước có gần như thế nào đi nữa, các DN Việt Nam vẫn không thể học hỏi được công nghệ nói chung và công nghệ quản lý nói riêng của các DN FDI. PGs.Ts. Đinh Trọng Thịnh Khoa Tài chính quốc tế Học viện Tài chính Không riêng Hàn Quốc, nhiều DN FDI vẫn đang nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện, thiết bị phụ trợ, nguyên vật liệu cho các nhà máy họ đã đầu tư ở Việt Nam. Thực tế đó nói lên rằng DN phụ trợ của Việt Nam hoạt động không hiệu quả và chưa đáp ứng, chưa tham gia được vào chuỗi dây chuyền sản xuất kinh doanh của DN FDI. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, DN Việt không vươn lên thành mắt xích trong dây chuyền cung ứng thì Việt Nam sẽ bị thiệt đơn, thiệt kép. |