Theo Bộ trưởng Dũng, đây là đập cỡ trung bình, có dung tích 15 triệu m3 với chiều cao là 27,5m, do Bộ NN&PTNT đầu tư và quản lý. Được biết, do nước lớn, tràn đỉnh đập làm vỡ đập phụ, nhưng rất may đến thời điểm này không có thiệt hại về người.
“Sáng nay tôi đã điện thoại trao đổi với Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Xây dựng cũng đang tập hợp các sở, ngành có liên quan xem xét, tìm nguyên nhân, giải pháp cụ thể. Hiện việc khắc phục đang tiến hành khẩn trương, trách nhiệm. Nguyên nhân thì phải chờ kết quả kiểm tra, phân tích, đánh giá của Cục giám định chất lượng về xây dựng có báo cáo”, Bộ trưởng nói.
Về trách nhiệm giải quyết, xử lý vụ vỡ đập, Bộ trưởng Xây dựng chỉ rõ là của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng các cơ quan liên quan. Hiện Bộ Xây dựng đã giao cho Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng cùng làm việc để tìm ra nguyên nhân dẫn đến vỡ đạp.
Nói về công tác an toàn hồ đập khi thời gian gần đây, có rất nhiều hồ thuỷ điện, thuỷ lợi gặp sự cố vỡ đạp, Bộ trưởng cho rằng việc đảm bảo an toàn hộ đập là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và luôn được quan tâm. Cũng bởi, việc vỡ hồ đập không chỉ thiệt hại kinh tế từ chính việc đầu tư đập, mà còn làm thiệt hại đến của cải, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người dân. Do đó, việc đảm bảo an toàn hồ đập, từ khi đề ra quy chuẩn, tiêu chuẩn, đến việc nâng cao chất lượng công trình, kiểm soát quá trình thi công đảm bảo an toàn là rất cần thiết.
Hiện cả nước có gần 7.000 hồ đập nhưng một số có chất lượng không đảm bảo. Nguyên nhân được Bộ trưởng Dũng chỉ ra, có thể thuộc về thiết kế, về thi công hay vận hành và đang được tập trung chấn chỉnh để việc quản lý tốt hơn, hạn chế cao nhất sự cố có thể xảy ra cho các đập.
Cẩm An