Điều đáng buồn là trong khi các công ty nhỏ vẫn tìm kiếm được lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt thì một số “ông lớn” liên tục sụt giảm doanh thu, để rồi phải cầu cứu lên Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã chính thức có đơn cầu cứu lên Chính phủ về tình trạng thua lỗ của nhà máy này, có tổng mức đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng – dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, với kỳ vọng Việt Nam không còn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất các loại phân bón khác.
Liệu cứu xong có “chết hẳn”
Tuy nhiên, sau hơn ba năm hoạt động, Nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ tới 2.000 tỷ đồng, bằng 1/6 tổng mức đầu tư cả dự án. Càng chạy càng lỗ, dự án đã phải ngừng hoạt động ba tháng nay.
Theo báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, từ khi đi vào hoạt động tới nay, nhà máy liên tục thua lỗ, chưa năm nào Nhà máy Đạm Ninh Bình hoạt động quá 20% công suất. Trong khi đó, sản phẩm làm ra lại khó tiêu thụ vì giá bán cao hơn 15% so với sản phẩm cùng loại.
Trước đó, ông lớn Đạm Hà Bắc với số vốn đầu tư 568 triệu USD cũng liên tục diễn ra cảnh thua lỗ triền miên. Năm 2015, công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2019, Đạm Hà Bắc sẽ hết lỗ luỹ kế, tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, số lỗ của công ty có nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.
![]() |
Trước áp lực thua lỗ nặng nề này, Đạm Hà Bắc tiến hành cổ phần hoá, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của nhà máy, còn Đạm Ninh Bình nhiều lần báo cáo lên Bộ Công Thương khất việc bán cổ phần do thua lỗ lớn và vướng mắc trong công tác tất toán với nhà thầu Trung Quốc, nay tiếp tục đệ đơn cầu cứu Chính phủ.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng không nên tiếp tục “cứu” Đạm Ninh Bình vì có cứu nhưng chắc gì đã “sống”, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Bỏ qua câu chuyện có cứu hay không cứu Đạm Ninh Bình, chúng ta hãy xét về năng lực thực tại của DN hiện nay.
Đầu năm nay, các nhà phân tích cũng đã đưa ra bức tranh không mấy “sáng sủa” trong dài hạn cho các DN trong ngành này. Bộ phận phân tích FPTS (công ty Chứng khoán FPT) cho rằng: “Thị trường phân bón trong nước bão hòa với sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN cùng ngành trong bối cảnh nhu cầu chưa cải thiện và xu hướng giá phân bón giảm ít nhất đến năm 2018”.
Vì vậy, “đây là giai đoạn thể hiện năng lực nội tại thực sự của các DN”, Bộ phận phân tích FPTS đánh giá.
Nhỏ sống khỏe, lớn đi cầu cứu
Xét tình hình thực tế, hiện những DN có quy mô nhỏ vẫn duy trì hoạt động khá tốt, trong khi một số ông lớn lại đi cầu cứu xin viện trợ. Cụ thể, Việt Nam đang có khoảng 1.000 DN sản xuất phân bón lớn, nhỏ với mạng lưới phân phối khoảng 16.000 cửa hàng kinh doanh phân bón trên toàn quốc vẫn đang tồn tại. Sự hiện diện ngày càng đông của rất nhiều DN nhỏ kinh doanh phân bón đã khiến cho sân chơi ngày càng thêm chật chội.
Lí giải về điều này, giám đốc thị trường của một công ty phân bón cho rằng các công ty nhỏ có ưu thế là bộ máy nhỏ gọn và chi phí thấp, áp dụng các chính sách về bán hàng cũng như chiết khấu cho đại lý cao hơn, chính điều này đã ảnh hưởng đến doanh số của các doanh nghiệp lớn trong ngành.
Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, với sản lượng nhập khẩu phân bón chiếm tới 50% của toàn ngành.
Như vậy, ngành phân bón đang trong tình cảnh phải cạnh tranh nội bộ, cạnh tranh với hàng ngoại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Báo cáo của một số công ty chứng khoán cũng khuyến nghị, các DN nên cân nhắc khi mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất phân đạm, NPK hay phân lân vì sẽ khó có thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc hay Nga.
Thay vào đó, DN nên đầu tư khai thác các sản phẩm mới như: sản xuất phân SA (Ammonium Sulphate, cung cấp đạm, lưu huỳnh cho cây, có thể dùng bón với các loại phân khác), phân Kali (hiện nay Việt Nam không sản xuất được phân Kali do không có quặng Kali, nên phải nhập khẩu hoàn toàn) để thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng, giảm thiểu lượng phân bón nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong khi thị trường được dự báo là bão hòa, cạnh tranh gay gắt, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc lại mở rộng quy mô bằng vốn vay ngân hàng và bên ngoài là chính. Đây chính là sai lầm đầu tiên dẫn đến chuỗi thua lỗ triền miên sau này.
Năm 2010, công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Khi đó nguồn vốn tự có chỉ có khoảng 102 triệu USD, nên công ty phải đi vay tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng.
Năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016, số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng. Cùng với đó, khả năng quản lý không hiệu quả đã đẩy những DN này vào tình cảnh này.
Ông Vũ Đức Minh Hiếu, Chuyên gia về phân tích thị trường phân bón Việt Nam ------------------------------- Lượng cung phân bón luôn cao hơn nhu cầu từ 1-1,2%. Chỉ tính đến mặt hàng phân urê, tổng sản lượng phân urê tại Việt Nam năm 2015 đạt hơn 2,9 triệu tấn, vượt xa nhu cầu mà ngành nông nghiệp cần để sản xuất (chỉ khoảng 2,2 triệu tấn). Trong khi đó, lượng phân urê xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 chỉ chưa đầy 200.000 tấn. Như vậy, có thể thấy dư cung đối với riêng phân urê đã lên tới hơn 500.000 tấn. Riêng NPK thì vẫn nhập khẩu gần 4 triệu tấn dù sản xuất trong nước đang dư thừa rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế PGs.Ts. Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương Cũng như nhiều dự án của các DN nhà nước khác, Đạm Ninh Bình bao giờ cũng chứng minh thua lỗ không phải lỗi tại họ. Họ vẽ ra viễn cảnh Nhà nước chỉ cứu một lần nữa thôi rồi nhà máy sẽ thoát khỏi khó khăn. Thế nhưng dự án này đã sai ngay từ đầu. |
Lê Thúy