Trong bản báo cáo vào ngày 1/3 của WEF chỉ có 25 quốc gia đang đứng ở vị trí sẵn sàng cho CMCN 4.0 tập trung ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Các nước này sẽ được hưởng lợi từ 75% sản lượng toàn cầu trong ngành chế tạo (WVA), đồng thời có khả năng tăng thị phần sản xuất trong tương lai.
25 quốc gia dẫn đầu bao gồm: Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha.
Dựa vào các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng nền sản xuất trong tương lai về các các yếu tố phát triển nhân lực và đổi mới sáng tạo thì Việt Nam bị các chuyên gia xếp vào nhóm các quốc gia yếu kém. Cụ thể trong bảng xếp hạng 100 nước trên toàn cầu:
- Đứng thứ 70/100 về nguồn nhân lực, 81/100 trong chỉ số về lao động chuyên môn cao và chất lượng đào tạo đại học ở thứ 75/100;
- Đối với việc đổi mới về công nghệ và sáng tạo (Technology& Innovation) Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 90/100, hạng 92/100 về công nghệ nền (Technology Platform), hạng 77/100 về năng lực sáng tạo..
Nếu đặt trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Malaysia (xếp hạng 23/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 công nghệ và đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia (có xếp hạng tương ứng 83/100 và 86/100).
Dưới dây là bảng tổng hợp một vài chỉ số cụ thể trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam:
Liệu với vị trí gần như là thấp nhất trong bảng xếp hạng thì chúng ta phải chờ bao lâu nữa mới được phủ sóng CMCN 4.0?
Theo WEF