![]() |
Chính phủ cũng có thể xem xét thay đổi tỷ lệ này tùy theo sự phát triển của công nghệ chế tạo trong nước, ông Ye Shengji - Phó Tổng thư ký CAAM, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Thiên Tân.
Từ trước tới nay, việc Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường nước này phải thành lập liên doanh với đối tác trong nước là một phần của chính sách công nghiệp hóa ngành sản xuất ôtô. Các cuộc tranh luận về việc hiện nay đã là thời điểm thích hợp để gỡ bỏ chính sách trên, hoặc cho phép các công ty nước ngoài nhiều quyền sở hữu hơn đang được các nhà làm chính sách của Trung Quốc hết sức quan tâm. Đặc biệt là khi có thông tin chính phủ sẽ cho gỡ bỏ giới hạn sở hữu tối đa 50% quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
CAAM đã lên tiếng phản đối việc cho phép các công ty nước ngoài được tăng tỷ lệ sở hữu tại các liên doanh và cho rằng các công ty địa phương hiện nay quá yếu để có thể cạnh tranh với những cái tên sừng sỏ như General Motors Co hay Volkswagen AG.
Vào tháng 2/2014, CAAM từng cảnh báo rằng các thương hiệu Trung Quốc sẽ bị “giết chết từ trong nôi” nếu chính phủ cho phép các nhà sản xuất ôtô nước ngoài được độc lập trong việc lựa chọn các đối tác.
Mặc dù vậy, chính quyền trung ương Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách này. Và tháng 7 vừa qua đã tái khẳng định các nhà sản xuất xe máy và pin nước ngoài sẽ được nâng ỷ lệ sở hữu hoạt động sản xuất của họ tại các khu tự do thương mại.
Các nhà sản xuất lớn như Yamaha Motor Co và Samsung SDI Co trước đó đều từng được chính quyền yêu cầu hợp tác với các công ty địa phương và chỉ có thể sở hữu tối đa 50% cổ phần tại các liên doanh.
Chí Hiếu