Học nghề không chỉ được nhiều bạn trẻ lựa chọn mà còn là hướng đi của nhiều lao động nông thôn vì tính chất thời gian ngắn, có thể dễ dàng xin việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội và giải quyết được tình trạng rời quê ra các thành phố kiếm việc làm.
Tăng tính liên kết
Ông Nguyễn Phong - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng, cho biết chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung tâm đã liên kết với các xã, Hội đoàn thể xã, phường tuyển sinh và đào tạo nghề cho gần 400 lao động, trong đó có hơn 200 đối tượng là lao động nông thôn, với các ngành nghề được đào tạo như: Điện lạnh; kỹ thuật trồng rau sạch, trồng cây ăn quả; kỹ thuật trồng hoa cây cảnh; nuôi trồng thủy sản nước ngọt…
Qua khảo sát, các cơ sở đào tạo nghề ở Đà Nẵng đã nhận thấy rằng cái người lao động cần nhất không phải là vốn, kỹ thuật, máy móc, mà là một thị trường ổn định. Chính vì vây, việc đào tạo nghề nên gắn với nhu cầu thực tế, có sự liên kết chặt chẽ với chính các HTX, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để đào tạo đúng địa chỉ, đúng nhu cầu lại giúp người lao động sớm tìm được việc làm ổn định.
Không chỉ liên kết đầu ra, các ngành chức năng cũng chú trọng liên kết ngày ở khâu đầu vào nhằm phát huy tính cộng đồng trong sản xuất, nâng cao tính hiệu quả trong đào tạo nghề. Tức là chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất gắn với giải quyết việc làm để tăng tính hiệu quả trong đào tạo nghề.
Hiện, nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố cho thấy tính hiệu quả, như: mô hình trồng nấm; mô hình trồng hoa; mô hình mây tre đan hay mô hình nuôi cá nước ngọt…
Nhiều người sau khi hoàn thành khóa học nghề còn thành lập các HTX, Tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình… tạo điều kiện để các hộ trao đổi kỹ thuật, góp vốn và hỗ trợ cùng nhau sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Hòa Hiệp Nam sau khi học lớp đào tào nghề, các thành viên đã ứng dụng nuôi cá nước ngọt theo chuẩn VietGAP. Mỗi năm, thành viên có thể thu lãi 300 triệu đồng. Ngoài ra HTX còn là nơi tạo việc làm cho hàng chục lao động nông thôn.
Theo anh Mai Hồng Quân, Giám đốc HTX Hòa Hiệp Na
Sản xuất thủy sản ở HTX Hiệp Hòa Nam |
m, trước đó việc phát triển sản xuất thường mang tính tự phát, hễ có lãi là đua nhau làm, nông sản, thủy sản làm ra nhiều quá đẫn đến phá giá. Cuối cùng phần thiệt luôn thuộc về nông dân. Tuy nhiên hiện nay, ngay trong các lớp đào tạo nghề, các ngành chức năng đã có những định hướng rõ ràng về ngành nghề cần phát triển đồng thời định hướng người dân phát triển theo chuỗi thông qua HTX, Tổ hợp tác nên vừa giải quyết được việc làm cho lao động, vừa phát triển kinh tế.
Phát huy hiệu quả
Định hướng rõ kế hoạch phát triển từng năm, từng giai đoạn, giao nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động vừa có chất lượng để vừa đáp ứng yêu cầu thị trường theo đúng quy hoạch, định hướng phát triển là những gì mà Đà Nẵng làm cho việc đào tạo nghề lao động nông thôn. Việc này vừa tránh tình trạng để nông dân tự phát trong sản xuất vừa tránh tốn kém thời gian, công sức trong đào tạo nghề.
Nhiều lao động đã áp dụng kiến thức học nghề vào sản xuất |
Bẵng những biện pháp cụ thể, hàng chục nghìn lao động nông thôn ở thành phố Đà Nẵng đã được đào tạo nghề, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhiều cách làm hay, mô hình phù hợp ra đời đã và đang khơi dậy phong trào học nghề lập nghiệp, chuyển đổi ngành nghề hiệu quả ở những vùng quê, mang lại giá trị kinh tế, góp phần vào thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Đà Nẵng.
Theo Sở LĐTB&XH, trong 10 năm (2009-2019), Đà Nẵng đã tuyển sinh đào tạo nghề cho hơn 12.360 lao động đặc thù (theo chính sách hỗ trợ học nghề miễn phí trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng của thành phố), trong đó có 2.245 lao động học nghề nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 81,15%. Đối với các nghề nông nghiệp, kết thúc khóa học, các học viên đều tự tạo việc làm thông qua trang trại hay thành lập Tổ hợp tác, HTX.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các ngành, giai đoạn 2019 – 2020, Đà Nẵng phấn đấu sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.000 lao động nông thôn, tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề hàng năm từ 2 đến 3%. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 500 lao động nông thôn.
Như Yến