Theo ông Chung, hiện có 5+1 cơ quan quản lý bất động sản: cơ quan về đất đai; cơ quan xây dựng nhà ở và quản lý bất động sản; ngân hàng (giải quyết các chính sách tiếp cận, chính sách lãi suất và chính sách dự phòng); cơ quan thực thi chính sách về tài chính; cơ quan kế hoạch và đầu tư; cơ quan thứ 5+1 chính là cơ quan tư pháp. Các cơ quan này phối hợp với nhau tạo thành hệ thống luật liên quan đến bất động sản nhưng không có một cơ quan nào đứng ra quản lý được đầy đủ thị trường bất động sản .
Ông Chung thông tin thêm, hiện có 10 luồng tiền khác nhau dồn vào bất động sản: Hệ thống ngân hàng (với trên 70% lượng tiền dồn vào bất động sản ); vốn FDI; vốn chứng khoán; vốn doanh nghiệp tự có; vốn trong dân; vốn đầu tư công; vốn doanh nghiệp nhà nước; nguồn kiều hối; nguồn tài chính tái sinh và các nguồn khác.
Ảnh minh họa |
Đại diện CIEM cũng cho biết, nếu nhìn 10 dấu hiệu để nhận biết thị trường bất động sản lung lay, "bong bóng" thì hiện có đến 8 dấu hiệu, gồm: giao dịch tăng; giá tăng; các công trình khởi công tăng; địa bàn triển khai tăng; chủ thể tăng; quy mô dự án tăng; giá trị một dự án tăng; nguồn tiền vào các dự án bất động sản tăng.
“Chỉ còn 2 dấu hiệu nữa là chúng ta chạm ảnh hưởng vào khủng khoảng 2000-2009 là đầu tư công và nguồn vốn xây dựng nhà đất. 2 nguồn này đang kéo ngược thị trường bất động sản. Do đó, chừng nào nghe thấy 2 nguồn này tăng thì mọi người rút vốn ra là vừa”, ông Chung nói.
Phân tích sâu thêm về chu kỳ khủng hoảng, ông Chung cho biết, thị trường bất động sản có chu kỳ cứ 10 năm lại quay vòng lại một vòng: Phục hồi - tăng trưởng - suy thoái - khủng khoảng. Trên thực tế từ năm 2011 - 2013, chúng ta nằm ở đáy khủng khoảng, năm 2014 phục hồi, năm 2015-2016-2017 đạt mức bắt đầu tăng, với năm 2018 thì không làm gì cũng tăng nhưng năm 2019 thì làm gì cũng khủng khoảng. Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm trong vấn đề tiếp tục đầu tư vào hay rút ra khỏi thị trường bất động sản.
VT