Đây cũng là một gánh nặng cho không chỉ TP Hồ Chí Minh mà còn với các thành phố lớn khác ở Việt Nam. Bởi đô thị hóa nhanh, nhưng chất lượng đô thị không theo kịp, trong đó có tiêu chí môi trường.
Trong một cuộc hội thảo mới đây về vấn đề môi trường, nhiều nhà khoa học đã bày tỏ quan ngại trước thực trạng và nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng ở Tp. Hồ Chí Minh.
Thách thức từ môi trường-dân số
Theo các nhà khoa học, do dân số đông, lượng phương tiện lớn, dẫn đến lượng khí CO2 thải ra môi trường đã vượt tầm kiểm soát. Cùng với đó là bụi bẩn, khí SO2 (Lưu huỳnh Dioxit), Benzen (C6H6 –một loại chất lỏng dễ bay hơi)… đều vượt ngưỡng cho phép.
Bởi vậy, trong khi Tp. Hồ Chí Minh chưa thể hạn chế xe máy, chưa có công nghệ thu hồi CO2 thì theo các nhà khoa học, cách làm hiệu quả nhất để giảm thiểu tác hại của môi trường là phát triển các thảm thực vật, công viên cây xanh và những công trình sống xanh. Đây đang là yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết.
Nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng Tp. Hồ Chí Minh cũng đã rất quyết liệt trong việc kiểm soát quá trình đô thị hóa theo đúng quy hoạch, các khu đô thị phải đảm bảo tỷ lệ xây dựng và ưu tiên cho cây xanh. Tuy nhiên, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh, thoáng đãng, hài hoà thiên nhiên ở Sài Gòn không nhiều.
Căn hộ Diamond Lotus Riverside - Biểu tượng xanh giữa lòng Sài Gòn hoa lệ
Việc xây dựng căn hộ “chuẩn xanh” không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn tạo ra môi trường sống trong lành cho cư dân và cộng đồng. Chính vì vậy, xu hướng này đang được Nhà nước khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng.
Tuy nhiên, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh, thoáng đãng, hài hoà thiên nhiên ở Sài Gòn không nhiều. Sở dĩ có tình trạng này là bởi, để đạt chuẩn xanh, các chủ đầu tư thường phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức. Thực tế, chi phí xây dựng các công trình kiến trúc xanh thường cao hơn các công trình bình thường.
Chuẩn xanh, xu hướng tất yếu
Theo tài liệu của GreenViet, năm 2010 –2011, Việt Nam chỉ có hai công trình, năm 2012 –2013 đạt được 15 công trình và đến năm 2016 –2017, dự kiến sẽ có hơn 42 công trình dự án được cấp giấy chứng nhận công trình xanh.
Thực tế cho thấy, các công trình xanh tại Việt Nam đang tập trung đa phần vào ngành công nghiệp (các nhà máy) 15/42 dự án, kế đến là các dự án văn phòng 10/42 dự án. Các dự án khu dân cư, căn hộ, trung tâm thương mại hay trường học đều ở con số rất khiêm tốn: 5-6/42 dự án.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Tam – Chủ tịch HĐQT công ty Phúc Khang (Phuc Khang Corp) – cho biết, tại Tp. Hồ Chí Minh hiện có không nhiều những dự án được xây dựng theo một “chuẩn xanh” nhất định như ở dự án căn hộ xanh Diamond Lotus Riverside.
“Đây là dự án quan trọng bậc nhất trong chuỗi căn hộ xanh đích thực tiêu chuẩn Leed (Mỹ) lần đầu tiên tại Việt Nam; đồng thời là dự án tâm huyết, thể hiện khát vọng của Phúc Khang Corp trong việc kiến tạo những sản phẩm nhà ở tốt nhất – vượt trên những chuẩn mực thông thường, là những biểu tượng kiến trúc chứa đầy giá trị nhân văn: Vì một phong cách sống tốt cho sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu”, ông Tam chia sẻ.
Bà Melissa Merry Weather – Giám đốc công ty Green Consult – Asia, Chủ tịch Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC), đơn vị tư vấn công trình đạt tiêu chuẩn LEED, cho biết: Chứng chỉ LEED của Mỹ được công nhận trên toàn cầu là một chứng nhận cao cấp về công trình xanh, được thẩm định cho những dự án kiến trúc từ khâu thiết kế, xây dựng và vận hành, hướng đến việc cải thiện hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải CO2.
“Đối với quốc gia đông dân như Việt Nam, việc phát triển xây dựng theo LEED sẽ giúp cải thiện môi trường xanh cho cộng đồng và nâng cao chất lượng sống của người dân. Việc áp dụng tiêu chuẩn xanh này tuy chi phí sẽ tăng thêm gần 10%, nhưng nhờ tiết kiệm năng lượng, nước và sự hữu ích từ môi trường… nên chi phí phát sinh khi vận hành sẽ không nhiều”, bà Melissa khuyến nghị.
Lê Thuận