Nguồn VERP |
Theo báo cáo của VEPR, trong quý II, tỷ giá trung tâm tăng không đáng kể. Tính đến ngày 29/6/2019, tỷ giá trung tâm ở mức 23.055 VND/USD, tăng 0,3% so với cuối Quý 1/2019.
Thực tế cho thấy từ năm 2018 đến nay, NHNN mặc dù không tuyên bố chính thức nhưng phá giá đồng tiền VND, tuy tỷ giá đã có sự điều chỉnh ở mức độ hợp lý, theo diễn biến thị trường quốc tế.
Chẳng hạn, quý IV/2018 tăng 1,8%; quý I/2019 tăng 1%, trong khi quý II/2019 chỉ tăng 0.3%. Theo dự báo của VEPR, trong quý tới, tỷ giá sẽ biến động không đáng kể.
Nguyên nhân được các chuyên gia VEPR cho rằng: "Do Fed khả năng cao sẽ giảm lãi suất trong tháng 7; Các đồng tiền châu Á đang được cho là bị đánh giá thấp so với USD; Và Việt Nam nhằm trong danh sách cần giám sát thao túng tiền tệ của Mỹ trong tháng 5/2019"
Cùng với đó, VERP cho rằng, vừa qua Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tiền tệ do hai yếu tố thăng dư thương mại với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai đặt NHNN dưới áp lực điều hành tỷ giá linh hoạt, hạn chế chính sách tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.
Thống kê của các chuyên gia, tỷ giá giao dịch VND/USD của NHTM trong quý II/2019 cao điểm trong khoảng 29/5/2019 – 4/6/2019, giao động trong khoảng 23.465 - 23.480 VND/USD (theo tỷ giá bán ra tại Vietcombank).
Nguyên nhân chính do biến động của các đồng tiền mạnh USD, CNY và JPY trên thị trường thế giới, quan ngại về xung đột thương mại Mỹ - Trung và việc đồng CNY liên tục giảm giá từcuối tháng 5.
Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD cuối Quý tại các NHTM có dấu hiệu giảm xuống 23.350 VND/USD do kỳ vọng giảm lãi suất của Fed.
Về dự trữ ngoại hối, VERP cho biết, kết thúc quý I/2019, dự trữ ngoại hối đã tăng vượt ngưỡng 65 tỷ. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nguồn dự trữ ngoại hối tăng cao. "Đây là tín hiệu tốt để NHNN điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá trước các biến động quốc tế", VERP khẳng định.
Mặt khác, việc nhà nước can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ có thể tăng nguy cơ Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ, ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu Việt Nam ngày càng tăng qua các quý. Cụ thể, quý II/2019 đạt 65,3 tỷ USD. Vậy nên, mức dự trữ ngoại hối của quý 1/2019 thực chất chỉ vừa chạm ngưỡng an toàn để điều hành tỷ giá khi cần thiết.
Thanh Hoa