![]() |
PwC cho rằng: Doanh nghiệp Việt đang đánh đổi hiệu quả sử dụng vốn lưu động lấy tăng trưởng doanh thu. (Ảnh: Internet) |
PwC Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất: “Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản" lần 2. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở phân tích tình hình quản lý vốn lưu động của 509 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tính theo doanh thu, thuộc 15 nhóm ngành khác nhau trong 4 năm gần nhất.
Hơn 500 doanh nghiệp nói trên đã và đang được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong suốt 4 năm qua.
Theo đánh giá của PwC Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam trong năm tài chính 2018 ghi nhận suy giảm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động so với năm trước, đồng thời còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực Châu Á cũng như so với Thế giới về chu kỳ tiền mặt.
Khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tổng giá trị cơ hội cải thiện chiếm khoảng 50% vốn lưu động thuần và tương đương với 7% doanh thu của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Riêng cơ hội đối với ngành Hàng tiêu dùng và ngành Kỹ thuật & Xây dựng chiếm khoảng một phần ba tổng lượng tiền mặt có thể được giải phóng.
Từ những kết quả trên, PwC cho rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục kém hơn đa số các nước thuộc khu vực Châu Á cũng như các khu vực và quốc gia phát triển như Châu Âu, Mỹ và Châu Úc. Doanh nghiệp Việt Nam có chu kỳ tiền mặt cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia. Malaysia, với hiệu quả quản lý vốn lưu động tốt thứ hai ở châu Á, đã đạt hiệu quả
PwC cho rằng để đạt hiệu quả tối ưu trong việc quản lý vốn lưu động, các doanh nghiệp nên tập trung vào việc quản lý hiệu quả Hàng tồn kho cũng như Khoản phải thu khách hàng.
Phân tích của PwC cho rằng quản lý vốn lưu động hiệu quả có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp giúp kiểm soát và giải phóng tiền mặt còn tồn đọng, đây cũng là nguồn vốn giá trị cao mà các doanh nghiệp thường xuyên bỏ qua. Đặc biệt với thực trạng hiện nay khi các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh đangngày một phụ thuộc vào các nguồn vốn vay mượn ngắn hạn.
Thanh Hoa