Giá tiêu tăng nhưng người dân vẫn bán nhỏ giọt. |
Tại tỉnh Đắk Lắk, tiêu được thu mua với mức 154.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, tiêu được thu mua với mức 154.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 153.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu ở mức 153.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu ở mức 153.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước, tiêu được thu mua với mức 153.000 đồng/kg.
Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 1.000 đồng/kg tại khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông, giữ ổn định ở các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 1 ngày giảm, giá tiêu khu vực Tây Nguyên lại tăng cao hơn Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều hiếm thấy nhiều năm qua. Bởi ít khi giá tiêu các tỉnh cùng đồng loạt niêm yết ở cùng một mức giá và cũng hiếm khi giá tiêu khu vực Tây Nguyên cao hơn Đông Nam Bộ. Một phần vì giá tiêu Đông Nam Bộ được đánh giá cao về chất lượng hơn.
Các chuyên gia cho rằng, giá hồ tiêu sẽ còn tăng, mặc dù trong ngắn hạn có thể sẽ có những đợt điều chỉnh giảm, nhưng sẽ không quá sâu và thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới.
Tuy nhiên, giá tiêu hiện nay vẫn chưa hấp dẫn để người dân ồ ạt bán ra, bởi sầu riêng, cà phê đang có giá rất tốt, giúp nông dân cũng có đủ khả năng tài chính để trữ hồ tiêu. Ngay lúc giá đang tăng cao như hiện nay nhưng họ vẫn chọn cách bán ra "nhỏ giọt" để thăm dò thị trường.
Trên thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.191 USD/tấn, tăng 0,35%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.150 USD/tấn, giảm 0,35%; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn
Giá tiêu trắng Muntok 9.156 USD/tấn, tăng 0,35%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn. IPC tiếp tục điều chỉnh tăng nhẹ giá tiêu tại Indonesia.
Nhận định về thị trường, báo cáo mới nhất của NedSpice cho thấy diễn biến giá trong ngắn hạn khó dự đoán, có vai trò quan trọng đối với nông dân Việt Nam, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc vẫn còn hạn chế.
Lãi suất bán của nông dân giảm dẫn đến giá tăng dần về cuối vụ thu hoạch. Điều này càng gây hoảng loạn mua đã đẩy giá lên cao hơn nữa. Thị trường đang không ổn định, với nhiều giao dịch giữa các nhà đầu cơ nhưng ít giao dịch hàng thực, thanh khoản thấp.
Về tình hình sản xuất của các nước, NedSpice thông tin, nhiệt độ cao và hạn hán ở các vùng trồng tiêu ở Brazil dẫn đến giảm ước tính sản lượng khoảng 10%.
Ở Indonesia, quy mô diện tích trồng tiêu có xu hướng giảm trong thời gian 5 năm qua, khi nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như cọ dầu.
Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển. Điều này càng khiến giá tăng trong trung và dài hạn.
NY