Theo đó, các đơn vị sản xuất-xuất khẩu nước ngoài muốn rà soát thay đổi mức thuế chống bán phá giá cần thực hiện nghiên cứu kỹ các hướng dẫn trong Bản câu hỏi điều tra trước khi trả lời và nộp lại câu trả lời vào đúng thời hạn quy định. Thời hạn gửi bản trả lời câu hỏi là trước 17h ngày 26/7/2021 (theo giờ Hà Nội).
Kim ngạch nhập khẩu thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc tăng mạnh trong thời gian gần đây (Ảnh: Int) |
Nội dung từ bảng trả lời là một trong căn cứ quan trọng để cơ quan điều tra đưa ra kết luận chính xác nhất. Để đảm bảo quyền lợi, Cục Phòng vệ thương mại yêu cầu các doanh nghiệp thép nước ngoài liên quan cần tích cực tham gia hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình vụ việc.
Cơ quan điều tra có thể trưng cầu giám định hoặc kiểm tra, xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra tại nước ngoài nếu cần thiết.
Trước đó, ngày 4/6/2021, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 1524/QĐ-BCT, nội dung về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam (mã số vụ việc ER01.AD02).
Trong quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu trên 3,68 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 2,65 tỷ USD, giá trung bình đạt 719,7 USD/tấn, đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Thị trường Trung Quốc dẫn đầu về xuất khẩu thép sang Việt Nam với 50% thị phần, đạt 1,88 triệu tấn, tương đương giá trị 1,27 tỷ USD, giá trung bình 675,2 USD/tấn, tăng mạnh gấp đôi về lượng, tăng 120,7% về kim ngạch, tăng 9% về giá so với cùng thời điểm năm 2020.
Thị trường Hàn Quốc đứng thứ ba với sản lượng với 398.366 tấn, trị giá 359,39 triệu USD, giá 902,2 USD/tấn. Tuy giảm 18,4% về lượng nhưng lại tăng 2,8% về kim ngạch và tăng 26% về giá so với cùng kỳ. Thép từ Hàn Quốc chiếm 10,8% tổng lượng và 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
P.L