Mặc dù vậy, mức suy giảm các điều kiện kinh doanh vẫn ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tháng tồi tệ nhất do ảnh hưởng của Covid-19 là tháng 4.
Ảnh hưởng của Covid-19 làm giảm cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu của khách hàng yếu. Dữ liệu cũng cho thấy số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh, và đây là mức giảm nhanh hơn so với tổng số đơn đặt hàng mới.
Lần giảm mới đây nhất của sản lượng ngành sản xuất là lần thứ tám trong 9 tháng qua, và mức giảm nhanh hơn so với tháng 7. Tất cả 3 lĩnh vực thị trường khảo sát đều có sản lượng giảm và tốc độ nhanh nhất thuộc về lĩnh vực hàng hóa trung gian.
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm khiến lượng công việc tồn đọng và việc làm đều giảm trong bối cảnh năng lực sản xuất không phải chịu áp lực. Tốc độ giảm lượng công việc chưa thực hiện nhanh, trong khi các công ty giảm số lượng việc làm với mức độ chỉ kém tháng giảm tồi tệ nhất là tháng 4.
PMI tháng 8 của Việt Nam đạt 45.7 điểm, sản lượng giảm tháng thứ 2 liên tiếp (Ảnh Internet) |
Hoạt động mua hàng giảm nhanh hơn khi số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản lượng giảm. Tuy nhiên, mức giảm hoạt động mua hàng hóa đầu vào vẫn yếu hơn nhiều so với mức giảm kỷ lục trong tháng 4. Tình trạng giảm hàng tồn kho cũng tiếp tục diễn ra, với lượng tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm trong tháng 8. Hàng thành phẩm được chuyển cho khách hàng ngay khi sẵn sàng để tránh tăng hàng tồn kho.
Giá cả đầu vào tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8, mặc dù chỉ giảm nhẹ với tốc độ chậm hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Ảnh hưởng của đại dịch cũng là nguyên nhân chính khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài.
Các nhà sản xuất đối phó tình trạng nhu cầu yếu bằng cách giảm giá cả đầu ra vào giữa quý III. Giá bán hàng giảm suốt 7 tháng qua với mức giảm mới đây là nhanh nhất kể từ tháng 5.
Những lo ngại về ảnh hưởng của Covid-19 lên nhu cầu làm giảm niềm tin của các nhà sản xuất về triển vọng sản lượng 12 tháng tới. Trong khi đó, các công ty vẫn dự báo sản lượng tăng trong năm tới với hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, mức độ lạc quan ở một trong những mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012.
Công Trí