Nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam với 7 công ty thành viên, trong đó có 5 nhà máy và đầu tư vào tất cả các khía cạnh từ nghiên cứu phát triển (R&D) tới sản xuất, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng.
Bên cạnh vị trí dẫn đầu trong ngành điện tử gia dụng, Panasonic muốn trở thành doanh nghiệp tiên phong cung cấp các giải pháp tổng thể dành cho kinh doanh, từ nhà ở, đô thị tới các tổ hợp thương mại. Đó là hình ảnh mới trên thị trường Việt Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng về nhà ở, giao thông, chất lượng không khí, an ninh, chiếu sáng, cung ứng và hậu cần, nhà máy…
![]() |
Việt Nam đóng góp khoảng 16% doanh số mảng kinh doanh sản phẩm điều hòa không khí của Panasonic. |
Panasonic vốn có nhiều thế mạnh ở lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, đây là thời điểm để công ty nắm bắt cơ hội phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam ở dòng máy điều hòa không khí cho doanh nghiệp.
Đến năm 2020, Panasonic đặt tham vọng trở thành công ty phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực này nhờ tận dụng các lợi thế của Việt Nam khi tham gia các FTA.
Việc tham gia CPTPP và AEC khiến Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Do đó, tiềm năng tăng trưởng thị trường điện máy ở Việt Nam là rất lớn.
Theo đó, Panasonic đặt mục tiêu doanh số cho mảng kinh doanh các sản phẩm điều hòa không khí toàn cầu đến tháng 3/2019 là 6 tỷ USD, trong đó Việt Nam đóng góp khoảng 16%, đứng thứ 3 sau thị trường Nhật Bản và Indonesia.
Cùng với đó, hãng tiếp tục triển khai chiến lược “Made in Vietnam, Make for Vietnam” (Sản xuất tại Việt Nam và dành cho thị trường Việt Nam).
Công Trí