Cà phê nội địa đang trong khoảng 120.500-121.600 đồng/kg. |
Cụ thể, cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 121.500 đồng, ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 121.400 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum, cà phê ở mức giá 121.500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao nhất 121.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng, cụ thể là ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 120.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, cụ thể là ở huyện Cư M'gar, cà phê được thu mua ở mức khoảng 121.500 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ, cà phê được thu mua cùng mức 121.400 đồng/kg.
Có thể thấy, từ đầu tháng 6/2024, giá cà phê Robusta tăng do nguồn cung vẫn rất khan hiếm, một phần do lo ngại về vụ mùa ở Việt Nam, trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, giá cước vận tải biển và mặt bằng hàng hóa tăng.
Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn cảng biển đang lan rộng tại khu vực châu Á khiến giá cước tàu biển trên các tuyến đi Mỹ và châu Âu tăng vọt và lượng lớn hàng hoá bị kẹt tại các cảng. Điều này có thể gây ra tình trạng đứt gãy nguồn cung cà phê tạm thời, đẩy giá cà phê trên thị trường thế giới neo ở mức cao.
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự đoán sản lượng cà phê thế giới cho niên vụ 2023/24 sẽ tăng 4,2%, với sản lượng cà phê Arabica tăng 10,7% và sản lượng cà phê Robusta giảm 3,3%.
Còn sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam cho niên vụ 2024/2025 (tháng 10/2023 đến tháng 5/2024) dự kiến chỉ đạt 24 triệu bao, mức thấp nhất trong 13 năm. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất châu Á và châu Đại Dương.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm về lượng liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây, dấu hiệu cho thấy tồn kho trong nước không còn nhiều.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến nửa tháng 6, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 862.400 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về sản lượng nhưng tăng 38% về trị giá. Dự báo sản lượng cà phê niên vụ sắp tới tiếp tục giảm khoảng 20% do vừa qua nắng nóng kéo dài dẫn đến khô hạn gay gắt tại vùng Tây Nguyên.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đề xuất thành lập một quỹ toàn cầu mới để hỗ trợ ngành cà phê, đặc biệt là nông dân. Mục đích việc thành lập quỹ này để tập trung cho vay trực tiếp đối với các hợp tác xã cà phê và các các hộ sản xuất cà phê. Mục tiêu tăng sản lượng cà phê trước tình hình nguồn cung giảm và nhu cầu trên toàn cầu lại đang tăng mạnh.
Các thành viên của Đối tác Cà phê Quốc tế ICP, đã vận động các nhà hoạch định chính sách EUDR trì hoãn việc thực hiện thời hạn thực thi Luật chống phá rừng của Châu Âu sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2024.
NY