Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 1/2021 đạt 611,16 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 24,3% so với tháng 1/2020.
Tiếp sau thị trường Nhật Bản là thị trường Mỹ, đạt 109,83 triệu USD, chiếm 18%, giảm 13,5% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 26,5% so với tháng 1/2020.
Xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 82,37 triệu USD, cũng giảm 21,7% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 18,6% so với tháng 1/2020, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 13,9% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 20,2% so với tháng 1/2020, đạt 60,61 triệu USD, chiếm 9,9%.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước Đông Nam Á chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt 56,13 triệu USD, tăng 18,2% so với tháng 12/2020 và tăng 24,7% so với tháng 1/2020.
Nhật Bản đứng đầu tiêu thụ thủy sản của Việt Nam trong tháng 1/2021 (Ảnh minh họa/Int) |
Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2020 đạt 1,9 triệu tấn với trị giá 1.397 tỷ Yên (tương đương 13,26 tỷ USD), giảm 8,6% về lượng và giảm 14,9% về trị giá so với năm 2019. Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm gần đây do tác động từ dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản thay đổi.
Trong năm 2020, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đến từ các thị trường cung cấp lớn đều giảm so với năm 2019, trừ nhập khẩu từ thị trường Chi-lê, Hàn Quốc, Argentina tăng nhẹ về lượng và giảm về trị giá. Riêng nhập khẩu từ thị trường Morocco tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với năm 2019.
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản (đứng sau Trung Quốc, Chi-lê), đạt 133,49 nghìn tấn với trị giá 118,16 tỷ Yên, giảm 12% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với năm 2019. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2020 giảm nếu tính theo lượng nhưng tăng khi tính theo trị giá so với năm 2019, chiếm 7% về lượng và 8,5% về trị giá.
Công Trí