Lúa gạo: biến động trái chiều
Giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày 9/9 duy trì ở mức ổn định so với hôm qua. Cụ thể, lúa tươi OM 9577 và OM 9582 đang được thu mua ở mức 6.300 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 có giá 6.400 đồng/kg; giá lúa OM 6976 ở mức 6.300 đồng/kg; lúa IR 504 có giá 6.100 đồng/kg; giá lúa Jasmine là 6.300 đồng/kg; lúa Nàng hoa 9 ở mức 6.500 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá 6.100 đồng/kg; giá nếp tươi là 6.300 đồng/kg.
Giá lúa trong nước vẫn giữ ổn định, trong khi giá gạo giảm do nhu cầu mua chậm (Ảnh Int) |
Trong khi đó, giá các mặt hàng gạo bất ngờ quay đầu giảm. Cụ thể, giá gạo NL IR 504 ở mức 9.050 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo NL OM 5451 ở mức 8.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 9.300 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo ĐT 8 ở mức 9.400 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo TP IR 504 10.450 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Các thương lái tại An Giang và Đồng Tháp cho biết, lượng gạo nguyên liệu về ổn định, song nhu cầu mua chậm khiến giá các mặt hàng gạo giảm nhẹ.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 9/9 tiếp tục giữ ổn định ở mức 488 - 492 USD/tấn.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, thị trường đang có nhiều chuyển biến tích cực, thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu gạo với giá trị tốt hơn. Trong tháng 8/2020, một số mặt hàng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã đạt tới mức giá hơn 1.000 USD/tấn.
Hiện, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn tập trung hàng để hoàn tất các hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài như Malaysia, Phillipines và Cuba để hoàn thành kế hoạch xuất 6,7 triệu tấn cả năm 2020.
Cà phê: xuống dưới mốc 33.000 đồng/kg
Theo ghi nhận vào đầu giờ sáng 9/9, giá cà phê nhân xô nguyên liệu tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên tiếp tục giảm ngày thứ 2 liên tiếp, hiện đã xuống dưới mốc 33.000 đồng/kg.
Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), giá cà phê được thu mua với mức 32.900 đồng/kg, tại huyện Bảo Lộc và Lâm Hà cùng ở mức 33.000 đồng/kg, giảm 200 - 300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê được thu mua với mức 33.300 đồng/kg, tại huyện Ea H'leo và Buôn Hồ ở mức 33.200 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê được thu mua với mức 33.200 đồng/kg (Gia Nghĩa), 33.100 đồng/kg (Đắk R'lấp).
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê được thu mua với mức 33.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 33.100 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum, giá cà phê được thu mua với mức 33.100 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại sàn London giảm 16 USD/tấn (1,05%) giao tháng 9/2020 giao dịch ở mức 1.501 USD/tấn, giao tháng 11/2020 giảm 16 USD ở mức 1.411 USD/tấn. Tại sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm 1,9 cent/lb (1,42%) giao dịch ở mức 132,1 cent/lb, giao tháng 9/2020 giảm 2 cent/lb (1,48%) xuống mức 132,8 cent/lb.
Như vậy, sau một ngày thị trường New York nghỉ lễ Lao động Mỹ, khi trở lại đã chứng kiến sự sụt giảm giá trị các giao dịch, còn đối với sàn Lodon là phiên thứ 2 liên tiếp.
Hồ tiêu: xu hướng tăng theo giá thế giới
Theo ghi nhận, giá hồ tiêu đầu giờ sáng 9/9 ở Tây Nguyên và miền Nam dao động trong khoảng 47.500 - 50.000 đồng/kg, có xu hướng tăng nhẹ theo giá tiêu thế giới.
Giá hồ tiêu thế giới tăng kéo theo giá thu mua trong nước đi lên (Ảnh Int) |
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu được thu mua với mức 48.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu được thu mua với mức 48.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu tăng 500 đồng/kg, ở mức 47.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu vẫn được thu mua ở mức 50.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) chốt ở mức 33.950 rupee/tạ, tăng 75 rupee/tạ (0,22%); giá giao tháng 8/2020 tăng 50 rupee/tạ (0,15%), ở mức 34.350 rupee/tạ.
Theo báo cáo mùa vụ hồ tiêu 2020 của Tập đoàn Nedspice, ước tính tổng sản lượng hồ tiêu niên vụ 2019/2020 đạt mức 558.000 tấn, cao hơn đáng kể so với mức nhu cầu tiêu thụ ở 496.000 tấn. Sản lượng tiêu dư thừa sẽ khiến nguồn dự trữ toàn cầu tăng thêm vì có thể sẽ mất một thời gian trước khi nguồn cung tương thích với nhu cầu tiêu thụ.
Lợn hơi: tăng 1.000-2.000 đồng/kg
Giá lợn hơi ngày 9/9 tiếp tục điều chỉnh tăng nhẹ từ 1.000-2.000 đồng/kg tại một số tỉnh, thành trên cả nước. Ngoài yếu tố cung cầu, do dịch bệnh, chi phí chăn nuôi lợn cao hơn trước, dẫn đến giá lợn hơi khó có thể trở lại mốc như trước đây.
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng 74.000 - 78.000 đồng/kg; một số địa phương có giá lợn hơi điều chỉnh tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hưng Yên và Thái Nguyên cùng tăng 2.000 đồng/kg lên mức 77.000 - 78.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại Nam Định, Ninh Bình, giá thu mua đạt mốc 76.00 - 77.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Một loạt các tỉnh như Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội vẫn duy trì giao dịch quanh ngưỡng 75.000 đồng/kg. Lào Cai duy trì mức giá thấp nhất: 74.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi được thương lái thu mua cũng nhích nhẹ 1.000 đồng/kg ở một số tỉnh, thành và dao động trong khoảng 75.000 - 80.000 đồng/kg. Cùng tăng 1.000 đồng/kg, Quảng Trị và Bình Định hiện giao dịch ở mức 79.000 đồng/kg, ngang bằng với 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Ngãi. Còn tại Quảng Ngãi và Lâm Đồng, giá tiếp tục duy trì tại ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại khu vực miền Nam được giao dịch trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg. Thị trường cũng ghi nhận mức điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg ở một số tỉnh, thành như Đồng Nai, Cần Thơ và Bến Tre. Hầu hết các địa phương còn lại trong vùng tiếp tục thu mua ở ngưỡng cao như TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh và An Giang đạt 79.000 đồng/kg, Bình Phước, Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang nhỉnh hơn, đạt 80.000 đồng/kg.
M.Đ