Giá cà phê trong nước không biến động so với ngày hôm qua. |
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 40.600 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng), giá cà phê ở mức 40.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 41.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), Ia Grai (Gia Lai), giá cà phê đang ở mức 41.100 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai), cà phê được thu mua với mức thấp hơn 41.000 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum, cà phê được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài cùng với chính sách kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc càng làm tình hình tiêu thụ cà phê thêm khó khăn, giá cà phê trong nước vì vậy cũng chững lại.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA), vùng cà phê trọng điểm của nước ta đã có mưa thuận lợi. Tuy nhiên, giá cả vật tư phân bón đang ở mức quá cao sẽ khiến nhà nông cắt giảm đầu tư cho cây cà phê. Do đó, nguy cơ sản lượng vụ mùa sắp tới sụt giảm là khó tránh khỏi. Điều này gây áp lực nên nguồn cung trong dài hạn.
Ở hiện tại, sức ép bán hàng cà phê vụ mới đang thu hoạch vẫn đè nặng lên các thị trường. Nguồn cung cà phê dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia. Chẳng hạn như theo báo cáo, ước tính vụ mùa năm nay của Brazil sẽ đạt tổng cộng 53,4 triệu bao, tăng 12% so với năm 2021. Theo đó, sản lượng Conilon robusta sẽ đạt mức kỷ lục 17,7 triệu bao, tăng 8,66% và sản lượng arabica sẽ đạt 35,7 triệu bao, tăng 13,6%.
Niên vụ 2021 - 2022, toàn cầu đang thiếu 5,1 triệu bao cà phê, nhưng sang kỳ 2022 - 2023 lại dư 1,7 triệu bao.
Như Yến