Nâng cao giá cà phê xuất khẩu bằng việc chế biến sâu là điều cần thiết. |
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 41.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua cùng mức 41.400 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê thu mua ở mức 41.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 41.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.300 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.
Tuy cà phê đã vượt qua nhóm hàng rau quả để đứng thứ 3 về quy mô kim ngạch trong lĩnh vực nông nghiệp (sau nhóm hàng gỗ, thủy sản) nhưng theo các chuyên gia, nếu như giá 1 tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD thì giá cà phê nhân trên sàn thế giới chỉ khoảng 2.400 USD. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam lại có giá rẻ nhất thế giới do cơ chế trừ lùi. Cụ thể, giá cà phê của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn.
Với mục tiêu đạt 6 tỷ USD xuất khẩu cà phê, điều quan trọng là phải nâng tỷ lệ cà phê chế biến từ dưới 10% như hiện nay lên khoảng 25-30% hoặc thậm chí phải hơn vậy. Khi chế biến, giá trị của cà phê sẽ được nâng lên gấp nhiều lần so với bán thô.
Vấn đề đặt ra là muốn làm được điều này không phải dễ, bởi doanh nghiệp cà phê hiện nay yếu về công nghệ, quy trình sản xuất của người dân còn hạn chế, chưa theo chuỗi giá trị bền vững.
Ngoài ra, thách thức lớn nhất với cà phê tới đây vẫn là chi phí vận chuyển. Cước tàu biển thời gian trước mắt và dài hạn (trong vòng vài ba năm nữa) chưa chắc đã giảm dù khủng hoảng logistics có được giải quyết xong hay không.
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, cuộc khoảng hoảng về logistics toàn cầu tiếp tục gia tăng khi một trong những bến cảng sầm uất nhất thế giới là Thượng Hải bị phong tỏa vì Covid-19. Điều này cũng là gánh nặng đối với các HTX, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Như Yến