Trong năm 2023, xuất khẩu cà phê trong nước tăng hay giảm phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường và do thị trường quyết định. |
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 42.500 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê ở mức 42.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo, Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua cùng mức 42.800 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua ở mức 42.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 42.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Iagrai cùng giá 42.700 đồng/kg. Còn cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.800 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong năm 2023, xuất khẩu cà phê trong nước tăng hay giảm phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường và do thị trường quyết định. Năm 2022, giá cà phê xuất khẩu tăng nên kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng lên.
Dự báo thị trường cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023/2024 sẽ thiếu hụt khoảng 5,6 triệu bao cà phê Robusta, dẫn đến giá cà phê Robusta sẽ còn tăng cao, giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 khởi sắc hơn.
Tuy nhiên, năm nay, điều kiện khách quan lớn hơn như lạm phát tăng, nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu lớn bị kéo giảm, đặc biệt là thị trường châu Âu - nơi chiếm trên dưới 45% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa biết khi nào kết thúc nên thị trường châu Âu vẫn còn khá bấp bênh.
Những năm gần đây, cà phê Robusta chất lượng cao của Việt Nam bắt đầu được thị trường cà phê toàn cầu chú ý nhờ hương vị đặc biệt, nhất là dòng sản phẩm Fine Robusta. Việt Nam hiện cũng đã có đủ điều kiện để phát triển các dòng cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, với các vùng trồng đa dạng từ Đồng Nai trải dài ra đến Sơn La.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có nguồn tài nguyên về giống rất phong phú. Đây chính là tiền đề quan trọng trong phát triển cà phê đặc sản, giúp nâng cao nguồn thu cho người trồng và giá trị cho ngành hàng.
Như Yến