Trong đó, một số DN kể tên như CTCP thực phẩm Gap, CTCP Tập đoàn Nam An, Công ty TNHH MTV XNK Phước Chung, Công ty TNHH LT Vạn Lộc, CTCP nông sản xanh Minh Phong, Công ty TNHH Lộc Văn, Công ty TNHH Phước Đạt...
42 doanh nghiệp được phép xuất gạo theo Nghị định 107 (Ảnh: Internet) |
Theo Cục Xuất nhập khẩu, sự “bó buộc” về quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP vốn không còn phù hợp đã khiến nhiều DN mất đi cơ hội kinh doanh. Vì vậy, từ năm 2017 đến nay, Bộ Công Thương đã nhiều lần xem xét, sửa đổi, tạo hành lang thông thoáng trong quy định về XK gạo. Trong đó, việc bãi bỏ quy hoạch thương nhân XK gạo vào đầu năm 2017, cũng như việc trình Chính phủ sửa đổi, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP Bộ Công Thương đã tạo điều kiện để DN có cơ hội XK gạo.
Để hoạt động XK gạo phù hợp tình hình mới của thế giới, cần thực hiện hàng loạt vấn đề căn cơ và sự ra đời của Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã tháo gỡ hàng loạt nút thắt vốn lâu nay đang “trói tay” DN. Quy định tại nghị định mới cho phép các thương nhân chỉ XK gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng được giảm bớt một số thủ tục, điều kiện kinh doanh: Được phép XK các loại gạo này mà không cần có giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
Khi thực hiện thủ tục hải quan XK, thương nhân XK gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo XK do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo XK phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế hướng dẫn…
Thy Lê