VinaPhone luôn chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng mạng lưới phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ Internet 3G và 4G đạt tốc độ truy cập tốt nhất |
Cụ thể, tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ của VinaPhone đạt 99,93%, trong khi quy chuẩn (QCVN 81:2014/BTTTT) là ≥ 90%; độ sẵn sàng của mạng vô tuyến là 99,72% (quy chuẩn là ≥ 95%), thời gian trễ truy cập dịch vụ trung bình là 1,85 giây (quy chuẩn 10 giây)…
Tuy nhiên, không đợi vào kết quả đánh giá của cơ quan quản lý, nhiều năm qua, VinaPhone luôn chủ động sử dụng các công cụ đo lường chất lượng mạng khác nhằm đánh giá và đo kiểm khách quan. Qua đó, nhà mạng này có thể bổ sung, hoàn thiện tốt nhất cho hạ tầng mạng lưới của mình.
Đơn cử, VinaPhone đã sử dụng OpenSignal – công cụ quốc tế giúp thống kê và so sánh chất lượng Internet của các nhà mạng di động. Công cụ này hoạt động trên cơ chế: dựa vào tín hiệu thu được từ máy người dùng phân tích dữ liệu trên các nền tảng Android và iOS. Các thông tin thống kê bao gồm: loại công nghệ (2G/3G/4G), mức thu, tốc độ DL/UL, độ trễ).
Một công cụ khác cũng được nhiều nhà mạng sử dụng là Speedtest. Tuy nhiên, Speedtest chỉ là công cụ đo tốc độ DL/UL, độ trễ từ một máy smartphone đến một địa chỉ server test xác định và kết quả phụ thuộc vào việc đo gần đường truyền kết nối của nhà mạng nào.
Chính vì vậy, OpenSignal cung cấp thông số khách quan và chính xác hơn so với Speedtest, do đo lường trải nghiệm thực tế từ người dùng. Trên thế giới, OpenSignal được xem là công cụ chính thống để so sánh chất lượng mạng theo hướng trải nghiệm khách hàng. Cũng theo OpenSignal, tốc độ tải dữ liệu của VinaPhone cả 3G và 4G đều dẫn đầu các nhà mạng tại Hà Nội và Tp.HCM.
Với mục tiêu đem đến đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, nhà mạng VinaPhone còn sử dụng phương pháp đo Bench Marking – phương thức đo, so sánh chất lượng giữa các nhà mạng trong cùng một điều kiện, sử dụng driving-test/warking-test (đo theo tuyến/điểm với cùng lúc nhiều SIM của nhiều nhà mạng cần so sánh).
Các thông số Bench Marking đa dạng hơn, nhằm đánh giá toàn diện chất lượng mạng với 9 chỉ tiêu: tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (CSSR), tốc độ DL tối đa (MAX DL), tốc độ DL trung bình (AVG DL), tốc độ UL tối đa (MAX UL), tốc độ UL trung bình (AVG UL), độ trễ trung bình (AVG PING), tỷ lệ phiên data thành công, độ sẵn sàng mạng 4G; độ sẵn sàng mạng 3G. Theo kết quả quý III/2018, VinaPhone dẫn đầu 5 chỉ tiêu trên 43 tỉnh/thành phố.
Anh Nguyễn Duy Hưng (quận Tây Hồ, Hà Nội) – một khách hàng lâu năm của VinaPhone cho biết: “Gắn bó với VinaPhone từ những ngày đầu dùng di động, đến nay, tôi vẫn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Đặc biệt những năm gần đây, khi công việc đòi hỏi việc di chuyển nhiều, sử dụng mạng nhiều thì những gói cước Internet tốc độ cao giúp công việc của tôi thuận lợi hơn”.
Đến nay, VinaPhone đã có gần 60 ngàn trạm BTS 3G và 4G, có khả năng đáp ứng cho khoảng 40 triệu thuê bao có thể sử dụng – nhiều hơn so với số thuê bao 3G và 4G mà VinaPhone đang có.
Theo đại diện VinaPhone, bên cạnh chiến lược phát triển hạ tầng mạng lưới rộng khắp, VinaPhone tập trung xây dựng mạng lưới, hạ tầng thật mạnh tại các thành phố lớn, trọng điểm, bởi những địa bàn này có lượng dân số rất đông. Một hạ tầng tốt sẽ đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Chính vì vậy, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM, chất lượng mạng của VinaPhone luôn cao nhất, cả về tốc độ tải lên và tải xuống, khi thực hiện bằng các công cụ đo kiểm trên. Đại diện VinaPhone chia sẻ thêm: “Chúng tôi tập trung cải thiện chất lượng hạ tầng mạng nhằm đem đến sự hài lòng và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đây là hướng đi lâu bền, nhằm gắn kết chặt chẽ hơn với và mang đến lợi ích thiết thực cho người dùng”.
Hồng Quân