Một công nhân đang làm việc tại kho cà phê ở tỉnh Bình Dương. Việt Nam có khả năng chiếm gần 1/5 lượng cà phê được trồng trên thế giới trong giai đoạn 2021-2022. ẢNH: REUTERS |
Ông Nguyễn Nam Hải, tân chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam cho biết Việt Nam đang mua một lượng lớn phân bón từ Ukraine, Nga và Belarus, và nông dân không thu được nhiều lợi nhuận từ giá thị trường, mặc dù giá đã cao hơn so với một năm trước do chi phí tăng.
Việt Nam là quốc gia trồng cà phê robusta nhiều nhất thế giới để sử dụng trong đồ uống uống liền và cà phê espressos. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Việt Nam có khả năng chiếm gần 1/5 tổng lượng cà phê được trồng trên thế giới trong giai đoạn 2021-2022 với sản lượng hơn 31 triệu bao loại 60 kg mỗi bao.
Chiến tranh hầu như không ảnh hưởng đến các lô hàng vì Nga và Ukraine không phải là những nhà nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam, và doanh số bán hàng sang thị trường chủ chốt là Liên minh châu Âu vẫn được duy trì. Ông Hải cho biết thêm, xuất khẩu năm nay vẫn ở mức tương đương với năm ngoái.
Hạt cà phê xanh vẫn chiếm ưu thế trong xuất khẩu và các sản phẩm chế biến của Việt Nam vẫn đang chật vật tìm đường ra thị trường thế giới vì khách hàng đã quen với các thương hiệu đã có tên tuổi và các sản phẩm của Nestle, ông Hải nói.
Ông Hải cho biết, mục tiêu là có 25% sản phẩm chế biến chiếm 25% doanh thu xuất khẩu cà phê trong vòng 5 năm tới, từ mức dưới 10% hiện nay, trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 12% so với tổng doanh số.
Các ưu tiên khác là khuyến khích người trồng địa phương thành lập nhiều hợp tác xã hơn và hợp tác với các nhà xuất khẩu để hình thành các trang trại lớn hơn, điều này sẽ giúp tiêu chuẩn hóa quy trình canh tác và tăng cường sử dụng các giống năng suất cao, ông Hải cho biết thêm, ông cũng nhắm đến việc trồng lại các cây già cỗi và tăng cường tưới tiêu, chống biến đổi khí hậu.
Trung Việt