Tính đến đầu giờ sáng ngày 28/9, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2020 đứng ở mức 40,17 USD/thùng, giảm 0,08 USD/thùng trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2020 đứng ở mức 42,37 USD/thùng, giảm 0,04 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu Brent (giao tháng 11): 41,82 USD/thùng - giảm 65 cent. Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 2/2021): 28,300 JPY/thùng - giảm 200 JPY so với phiên ngày hôm qua.
Thị trường dầu thô trên thế giới được dự báo sẽ chưa thể tăng được do nhu cầu tiêu thụ vẫn yếu. |
Sở dĩ giá dầu giảm trong phiên giao đầu tuần là do nhu cầu tiêu thụ vẫn còn yếu trước các thông báo về số các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng không ngừng và sự lo ngại về số hàng tồn kho có thể sẽ tăng hơn dự kiến.
Tại quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới là Mỹ, tình trạng nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở Trung Tây, trong khi thành phố New York, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào mùa xuân, đang xem xét các lệnh đóng cửa mới. Hơn 200.000 người đã chết vì vi rút trên toàn quốc.
Chính vì vậy, tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ vẫn chậm chạp do hạn chế việc đi lại và cản trở sự phục hồi kinh tế .. Nhu cầu xăng trung bình trong 4 tuần vào tuần trước thấp hơn 9% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, ở phía cung với những thông tin không mấy khả quan được phát đi, nhiều khả năng thị trường sẽ được bổ sung thêm một lượng dầu thô nhất định khi hoạt động khai thác của Libya được khôi phục.
Còn về phía cầu, dịch Covid-19 tiếp tục gia tăng tại một số quốc gia, trong khi tình hình căng thẳng Mỹ - Trung vẫn đang “nóng” lên cũng như địa chính trị thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến triển vọng phục hồi kinh tế ngày càng khó khăn.
Xu hướng tìm đến các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo… cũng đang làm chậm, thu hẹp nhu cầu dầu thô trên thị trường trong thời gian này.
Trong bối cảnh đó, người ta lo ngại rằng, tình trạng mất cân đối cung – cầu trên thị trường dầu thô sẽ trầm trọng hơn trong thời gian tới.
Đ.A