Hiện, Hy Lạp có tỷ lệ nợ công tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao thứ hai sau Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng kéo dài 8 năm đã làm kinh tế Hy Lạp suy giảm 25%, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp vẫn trên mức 20%. S&P cho biết việc Eurozone gia hạn nợ và nguồn tài chính dự trữ lớn có thể giúp Hy Lạp thanh toán nợ tới năm 2021 và hoàn trả một phần nợ đáo hạn vào năm 2022.
Động thái của S&P được đưa ra sau khi các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí gia hạn 10 năm cho phần lớn trong tổng nợ bắt buộc của Hy Lạp, hiện chiếm tới 180% GDP, gần gấp đôi sản lượng kinh tế hàng năm của quốc gia thành viên Eurozone này.
Các chủ nợ khu vực Eurozone cũng đã đồng ý giải ngân 15 tỷ Euro (17,5 tỷ USD) để hỗ trợ Hy Lạp rút khỏi chương trình cứu trợ một cách thuận lợi hơn. Điều này cũng giúp Hy Lạp có một vùng “đệm an toàn” khổng lồ trị giá 24 tỷ Euro. Hy Lạp dự kiến sẽ rời khỏi chương trình cứu trợ vào ngày 20/8 tới.
Hy Lạp dự kiến sẽ rời khỏi chương trình cứu trợ vào ngày 20/8 tới |
Tuy nhiên, S&P cảnh báo nợ công và tư của Hy Lạp vẫn cao, còn khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn yếu. Do đó, Hy Lạp cần tiếp tục các biện pháp cải cách bổ sung để khôi phục thể trạng của nền kinh tế và niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT) cho biết GDP quý I/2018 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu đã điều chỉnh của ELSTAT, xuất khẩu của Hy Lạp quý I vừa qua tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ sụt giảm 2,8%.
Hy Lạp là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bùng phát hồi năm 2008, đẩy nền kinh tế nước này vào cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên, đe dọa làm rạn nứt Eurozone.
Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã phải thực hiện nhiều biện pháp cải cách và "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy 3 gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 300 tỷ Euro (khoảng 370 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro được kích hoạt từ năm 2015 sau 6 tháng đàm phán liên tiếp. Để kết thúc gói cứu trợ này, các Bộ trưởng tài chính Eurozone phải đưa ra đánh giá tích cực và bảo đảm rằng Hy Lạp có đủ khả năng tự thanh toán nợ.
VT